Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 27)

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái xảy ra ở nái sau khi đẻ, có thể xảy ra ở nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung:

- Do lợn là loài sinh sản đa thai, đẻ nhiều con, thời gian sinh sản kéo dài làm cho cơ quan sinh dục hoạt động liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [17], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

- Do lứa trước lợn bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung bị biến dạng nên nhau thai không ra ngoài hết hoàn toàn gây sót nhau, thối rữa và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm.

- Ngoài ra nái ngoại nhập nội cũng dễ mắc bệnh do chưa thích nghi với điều kiện môi trường của Việt Nam là nóng, ẩm…

- Theo Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) [9], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

- Theo các tác giả Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [20], thì do trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động, hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis); sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến việc sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Theo Lê Xuân Cương (1986) [2], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt, các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.

- Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000) [10], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

+ Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung của lợn nái gây viêm.

+ Lợn nái được phối giống trực tiếp từ lợn đực mắc các bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khỏe.

+ Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

+ Lợn nái sau khi đẻ bị sát nhau và không được xử lý triệt để.

+ Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Xảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao… gây viêm.

+ Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn cái trước và sau khi đẻ không sạch sẽ…

Theo F.Madec và C.Neva (1995) [21], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở đường tiết niệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lại lên tử cung là rất dễ xảy ra.

Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối nhưng đã bị viêm tử cung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)