Nhóm vi khuẩn cố định

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 36 - 42)

1.4.1.1. Staphylococcus (Tụ cầu khuẩn)

- Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu

Là những vi khuẩn hình cầu, đường kính 0,7 - 1µm, không có lông, không di động được, không sinh nha bào, không có vỏ và thường bắt màu gram âm.

Trong bệnh phẩm Staphylococcus thường xếp thành từng đôi, từng đám nhỏ có hình chùm nho.

Trong canh khuẩn vi khuẩn xếp thành từng đám hình chùm nho.

- Đặc tính nuôi cấy

Staphylococcus sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp: 32 - 370C, Ph: 7,2 - 7,6.

+ Môi trường nước thịt: Sau khi nuôi cấy 5 - 6 giờ, vi khuẩn làm đục môi trường, sau 24 giờ môi trường đục rõ hơn và lắng cặn, không có màng.

+ Môi trường thạch thường: Sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, mặt hơi ướt, bờ đều nhẵn. Màu sắc của khuẩn lạc là do vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khuẩn sinh ra. Màu vàng thẫm là S.aureus, có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật. Màu trắng hoặc vàn chanh là S.citreus, không có độc lực và không gây bệnh.

+ Môi trường thạch máu: Sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S. Nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ có hiện tượng dung huyết.

+ Môi trường Sapman: Là môi trường dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu khuẩn. Nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ lên men đường Manit làm Ph thay đổi (Ph = 6,8) và môi trường có màu vàng. Ngược lại, Ph = 8,4, môi trường sẽ có màu đỏ.

+ Môi trường Gelatin: Cấy theo đường trích sâu, nuôi cấy ở nhiệt độ 200C, sau 2 - 3 ngày, Gelatin bị tan chảy trông giống như dạng cái phễu.

- Đặc điểm sinh hóa

+ Chuyển hóa đường: Tụ cầu có khả năng lên men đường: Glucose, Lactose, Levulose, Mannose, Mannit, Saccarose. Không lên men đường Galactose.

+ Các phản ứng sinh hóa: Phản ứng Catalase dương tính.

1.4.1.2. Streptococcus (Liên cầu khuẩn)

- Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu:

Streptococcus có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính ≤ 1µm, đôi khi có vỏ, không di động được, bắt màu gram dương. Ở bệnh phẩm liên cầu khuẩn có hình chuỗi ngắn (6 - 8 đơn vị có khi dưới hình thái song cầu). Ở môi trường lỏng liên cầu có chuỗi dài 10 - 100 đơn vị. Ở môi trường đặc liên cầu có chuỗi ngắn.

- Đặc tính nuôi cấy:

Streptococcus sống hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp 370 C.

+ Môi trường nước thịt: Vi khuẩn hình thành dạng hạt hoặc dạng bông, rồi lắng xuống đáy ống nghiệm. Vì vậy, sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong và đáy không có cặn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Môi trường thạch thường: Hình thành khuẩn lạc dạng S, nhỏ, tròn, lồ, bóng, màu hơi xám.

+ Môi trường thạch máu: Dựa vào tính chất dung huyết ta thấy Streptococcus có 3 typ:

Typ beta (β): Độc lực cao

Tyb anpha (α): Không có độc lực

Tyb gamma (γ): Không có khả năng gây dung huyết, thường là vi khuẩn không gây bệnh.

- Đặc tính sinh hóa:

+ Chuyển hóa đường: Streptococcus có khả năng lên men đường Glucose, Lactose, Salixin, Saccarose. Không lên men đường Mannit, Inulin.

+ Các phản ứn sinh hóa khác:

Phản ứng Indol: âm tính Phản ứng H2S: âm tính

Không làm đông vón huyết tương

1.4.1.3. Salmonella

- Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu

Salmonella có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3µm, không hình thành giáp mô và nha bào, có khả năng di động (trừ S.gallinarum - pullorum), bắt màu gram âm.

- Đặc tính nuôi cấy

Salmonella sống hiếu khí và kỵ khí không bắt buộc, nhiệt độ thích hợp: 370C (có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 6 - 420

C), Ph: 7,6 (6 - 9).

+ Môi trường nước thịt: Cấy sau vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ đục đều, nuôi lâu dưới đáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng.

+ Môi trường thạch thường: Mọc thành khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E.coli.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Môi trường Macconkey - agar: Khuẩn lạc dạng S, màu trắng xanh.

+ Môi trường Brilliant - green - agar: Khuẩn lạc dạng S, màu đỏ.

- Đặc tính sinh hóa:

Chuyển hóa đường: Phần lớn loài Salmonella lên men sinh hơi đường Glucose, Mannit, Mantose, Galactose, Levulose, Arabinose. Không lên men đường Lactose và Saccarose.

1.4.1.4. Escherichia coli

Trực khuẩn ruột già Escherichia coli còn có tên khác là Bacterium coli commune, Bacillus coli communis, do Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em.

Những chủng E.coli phổ thông về mặt huyết thanh học được chia thành một số type. Trong đó 1 số type đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra 1 số bệnh ở động vật và người. Việc phân chia vi khuẩn E.coli thành các type được căn cứ vào cấu trúc kháng nguyên.

Theo Lê Văn Tạo (2006) [28] cho biết cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E.coli gồm: kháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên lông H (Flagellar), kháng nguyên vỏ K (Capsular) hoặc còn gọi là kháng nguyên OMP (Outer Memberance Protein), và kháng nguyên bám dính F (Fimbriae). Cho đến nay đã xác định được 170 type kháng nguyên O, 80 type kháng nguyên H, 56 type kháng nguyên K và 1 số kháng nguyên F.

- Đặc điểm hình thái và tính chất bắt màu

Là cầu trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 - 3 x 0,6µm. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. có khi trong môi trường nuôi cấy có trực khuẩn dài 4 - 8µm, những loại này thường gặp trong canh khuẩn gà.

Phần lớn E.coli di động do có lông xung quanh thân, nhưng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô, bắt màu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gram âm.Bình thường E.coli là vi khuẩn cộng sinh, thường trực trong đường ruột gia súc, gia cầm và người. Escherichia coli là trực khuẩn thuộc họ

Enterobacteriaceae, là vi khuẩn bắt màu Gram âm (-), 2 đầu tròn, kích thước 2 - 3 x 0,6, có lông ở xung quanh nên vi khuẩn có khả năng di động. Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, dễ bị diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 1 giờ, ở 600C sống được 15 - 30 phút. Các chất sát trùng như acid phenic, clorua thủy ngân (HgCl2), formol có thể diệt E.coli

trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự sấy khô.

- Đặc tính nuôi cấy

Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [44] thì E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15 - 240C và nhiệt độ thích hợp là 370

C, Ph thích hợp là 7,4. Vi khuẩn dễ dàng phát triển trên các môi trường nuôi cấy thông thường như:

- Môi trường nước thịt: Phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu xám nhạt. Canh trùng mùi phân hôi thối.

- Môi trường thạch thường: Ở 370C sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc hình tròn ướt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 - 3mm. Để lâu khuẩn lạc phát triển rộng ra và có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R (Rough) và M (Mooth);

- Môi trường Endo: Hình thành khuẩn lạc màu đỏ;

- Môi trường EMB (Eosin Methyl Blue): Hình thành khuẩn lạc màu tím đen.

+ Môi trường Mule Kopman (Meller Kauffman), môi trường lục Malasit (malachite): E.coli không mọc, môi trường Endo E.coli có khuẩn lạc màu dỏ, môi trường EMB có khuẩn lạc màu tím đen, môi trường thạch SS có khuẩn lạc đỏ, còn trong môi trường Vison - Blai E.coli bị ức chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Môi trường Macconkey: khuẩn lạc dạng S, màu đỏ - Môi trường Muler Kauffman: Không mọc;

+ Môi trường gelatin: Không làm tan chảy gelatin.

- Đặc tính sinh hóa

+ Đặc tính chuyển hóa đường: Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [33] thì E.coli lên men sinh hơi các loại đường fructoza, glucoza, levuloza, galactoza, xyloza, ramnoza, mantion, mannit, lactoza. Trừ andonit và inozit,

E.coli không lên men, trong khi đó Klebsiella lại lên men các loại đường này. Tất cả các E.coli đều lên men đường lactoza nhanh và sinh hơi, đó là một đặc điểm quan trọng, người ta dựa vào đó để phân biệt E.coliSalmonella. Tuy nhiên một vài chủng E.coli không lên men lactoza.

Theo Kudlay D.G, V.F. Chubukov (1975) [46] và Nguyễn Quang Tuyên (2008) [44] thì E.coli không lên men dextrin, amidin, glycogen, xenlobioza. Ngoài ra E.coli còn còn một số đặc tính sinh hóa như:

+ E.coli làm sữa đông sau 24 - 37 giờ ở 370C; + Phản ứng sinh Indol: Dương tính;

+ Phản ứng sinh H2S: Âm tính;

+ Phản ứng M.R (Methyl Red): Dương tính; + Phản ứng V.P (Voges Proskauer): Âm tính; + Hoàn nguyên nitrat thành nitrit.

- Khả năng kháng kháng sinh

Trong chăn nuôi người ta trộn kháng sinh vào thức ăn với liều thấp để đề phòng bệnh đường ruột và kích thích sinh trưởng. Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh bừa bãi trong điều trị bệnh đã làm cho sự kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày một tăng lên. Do đó hiệu quả điều trị bệnh giảm đi rất nhiều, thậm chí nhiều loại kháng sinh đã bị vô hiệu hóa đối với vi khuẩn.

Khi nghiên cứu về khả năng kháng thuốc của vi khuẩn E.coli, Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999) [13] cho biết: đã tìm thấy chủng E.coli

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kháng lại 11 loại kháng sinh, đồng thời chứng minh khả năng di truyền tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coliSalmonella qua Plasmid và E.coli phân lập từ lợn con ỉa phân trắng tỷ lệ kháng Sulphonamid lên tới 89,97%.

Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn E.coli

nói riêng tăng nhanh, lan rộng là do gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong Plasmid R. Plasmid này có thể di truyền dọc và di truyền ngang cho tất cả các quần thể vi khuẩn thích hợp.

Một phần của tài liệu xác định thành phần và tỷ lệ một số loại vi khuẩn trong bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản tại thành phố thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)