Quan điểm đặt ra

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

- Thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo trong đó có đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu .Đào tạo nghề có nhiệm vụ cung cấp phần lớn công nhân kĩ thuật cho sự nghiệp CNH_HĐH ,góp phần phát triển đội ngũ công nhân vì thế nếu không phát triển đào tạo nghề sẽ không thể thực hiện được tiến trình CNH_HĐH

Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội .Đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư cho phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp .Đào tạo nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn vì thế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tu trang bị cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở đào tạo nghề ,đặt biệt là đối với những nghành kinh tế mũi nhọn ,những nghành kinh tế trọng yếu của nền kinh tế quốc dân ,cho xuất khẩu lao động và cho những vùng kinh tế khó khăn ,đồng thời tạo điều kiện và môi trường để mọi tổ chức ,các nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề ,đăc biệt là những nghành kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp ,nông thôn.

- Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo.Phát triển đồng thời đào tạo những nghành mũi nhọn và đào tạo đại trà ,song đặt trọng tâm vào đào tạo mũi nhọn ,nhằm vừa đáp ứng nhu cầu CNKT- NVNV trình độ cao của các khu công nghiệp khu chế xuất và xuất khẩu lao động vừa đáp ứng phổ cập nghề cho đại bộ phận lao động - Gắn đào tạo với sản xuât công nghiệp (Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất ,vì sản xuất và phụ thuộc vào sản xuất )

- Phát triển đào tạo nghề trên cơ sở liên thông, mềm dẻo và linh hoạt .Liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo (bán lành nghề,lành

nghề ,lành nghề trình độ cao ) ngay trong hệ thống dạy nghề và liên thông giữa các cấp trình độ trong hệ thống đào tạo nhân lực nhằm tạo động lực ,điều kiện ,con đường phấn đấu vươn lên của người học nghề.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)