Đƣờng cong sinh trƣởng của các chủng Vibrio

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định gen độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus trong hải sản tươi sống tại các chợ ở thành phố nha trang (Trang 47 - 48)

Các chủng Vibrio được nuôi cấy trong môi trường APW 3% NaCl ở pH 8,5 ± 0,2 ở nhiệt độ phòng, được lắc với tốc độ 150 vòng/phút để xây dựng đường cong sinh trưởng. Kết quả chỉ ra rằng các chủng có tốc độ phát triển đồng đều nhau cho thấy khả năng sử dụng dinh dưỡng trong môi trường ngang nhau của các chủng ở các giai đoạn nuôi cấy.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25

Thời gian (giờ)

M ật độ t ế bào ( O D 600 ) C1 C2 C7 C15 C23

Hình 3.5. Đƣờng cong sinh trƣởng của các chủng Vibrio (C1, C2, C7, C15, C23) nuôi trên môi trƣờng APW, ở pH 8,5 ± 0,2, nhiệt độ phòng và lắc ở

150 vòng/phút

Quan sát các chủng trong quá trình nuôi cấy cho thấy chúng sinh trưởng và phát triển tạo nên đường cong sinh trưởng với 4 pha sinh trưởng là pha lag, pha logarit, pha cân bằng và pha suy vong. Khi cấy các chủng vào môi trường, mật độ tế bào rất thấp (OD600= 0,02-0,03). Lúc này do mới cấy chuyển từ môi trường thạch TCBS sang môi trường lỏng nên các chủng Vibrio phải thích nghi và làm quen với môi trường, sau đó chúng mới cảm ứng và sinh ra các loại enzyme phân giải thành phần môi trường. Vì vậy ở pha lag này, mật độ tế bào tăng rất chậm bởi sau 1 giờ

nuôi cấy chủng C23 có OD600 tăng lên 0,12 và chủng C2 tăng lên 0,15. Đến pha log, mất độ tế bào tăng đột ngột vì các enzyme phân giải môi trường đã sẵn có, dinh dưỡng môi trường giàu và ổn định nên các thành phần môi trường được tổng hợp với tốc độ đều và quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất. Số lượng tế bào tăng theo lũy thừa, thời gian thế hệ đạt tới hằng số. Sau 5 giờ nuôi cấy OD600 tăng lên đến 0,48 đối với chủng C23 và 0,49 đối với chủng C2. Ở pha này OD600 tăng liên tục, sau 1 đến 1 giờ 30 phút thì OD600 tăng khoảng 0,2-0,3, đến khi các chủng vi khuẩn phát triển chậm lại sau 10 giờ nuôi cấy. Bước sang giai đoạn cân bằng thì tốc độ sinh trưởng cũng như khả năng trao đổi chất giảm. Số lượng tế bào chết cân bằng với số tế bào sinh ra. Một số nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nồng độ oxi giảm, các chất độc tích lũy, pH thay đổi...Theo số liệu đo được, OD600 ở pha cân bằng cao hơn so với các pha khác, độ đục này có thể vừa bao gồm sinh khối, xác tế bào và cả sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn. Chủng C2 có OD600 đạt 2,02 là cao nhất trong tất cả các chủng, còn chủng C15 đạt thấp nhất là 1,83 sau hơn 20 giờ nuôi cấy. Tiếp tục nuôi cấy, sau 21 và 25 giờ tiến hành đo OD600 thấy rằng chúng giảm mạnh đối với tất cả các chủng, chỉ sau hơn 4 giờ mà OD600 của chủng C15 chỉ còn 1,4, còn của chủng C2 là 1,73. Điều này cho thấy vi khuẩn đã đến giai đoạn suy vong, vi khuẩn chứa các enzyme tự phân giải tế bào, môi trường hết chất dinh dưỡng,…vì vậy vi khuẩn không tổng hợp các thành phần tế bào, các quá trình đình trệ và chúng bị chết.

Như vậy các chủng Vibrio đangnuôi cấy, bước sang giai đoạn cuối pha sinh trưởng thì mật độ tế bào (OD600) đạt 0,75-0,9. Ở giai đoạn này các chủng vi khuẩn đã tổng hợp đủ các thành phần tế bào và các enzyme phân giải cần thiết cho tế bào. Vì vậy nên lấy mẫu ở giai đoạn này để thực hiện các phản ứng sinh hóa và giữ giống vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định gen độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus trong hải sản tươi sống tại các chợ ở thành phố nha trang (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)