Những nỗi lo sợ thường gặp khi thương lượng

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 147 - 149)

C: (trả lời một cách bình thản) Theo hiểu biết của tôi thì đây là hình ảnh của một tế bào thực sự.

Những nỗi lo sợ thường gặp khi thương lượng

Bạn sẽ lưỡng lự khi thương lượng vì một trong số những lý do đươc liệt kê dưới đây. Trước khi bước vào phỏng vấn, bạn hãy nhìn lại mình, để xem mình đã có ý tưởng nào đó về việc kiếm tiền hay là thỏa thuận mức lương chưa .Hầu hết mọi người đều tránh việc thỏa thụân lương bổng. Thật ra, việc người ta sợ đề cập đến vấn đề này trong cuôc phỏng vấn cũng không hẳn là điều gì đó bất thường.

Đây là cơ hội để bạn kiểm tra lại phản ứng của mình và tìm cách vượt qua chúng.Sự nỗ lực này rất đáng giá. Bạn chỉ dành một vài phút hoặc vài giờ để trình bày và dàn xếp theo những giá trị bồi thường không chỉ mang đến cho bạn một hiệu quả tức thì, mà còn giúp bạn xây dựng chiến lược phát triển và thăng tiến trong tương lai.

Đây là cơ hội để bạn đánh giá lại những khó khăn của mình và tìm cách vượt qua chúng. Sự nỗ lực này rất đáng giá. Bạn chỉ phải

dành một vài phút hay vài giờ để trình bày và sắp xếp các khoản phụ cấp nhưng nó sẽ không chỉ mang đến cho bạn hiệu quả tức thì mà còn giúp bạn xây dựng chiến lược phát triển và thăng tiến trong tương lai.

5 khó khăn thường gặp trong việc thương lượng mức lương mà tôi được biết là:

1. Tôi sợ nếu tôi đòi hỏi nhiều hơn, tôi sẽ mất cơ hội làm việc. Nếu công ty thực sự muốn nhận bạn vào làm việc, bạn sẽ được chấp thuận cho dù bạn có thương lượng mức lương hay không, do vậy tốt hơn là bạn cứ việc thử.

2. Việc thương lượng thường chỉ dành cho hạng người buôn bán ngoài chợ. Thật ra, thương lượng bao hàm cả việc giao tiếp tế nhị. Bạn không cần phải gào hoặc thét lên, hay gồng cơ bắp lên .Mỗi ngày vẫn có hàng nghìn người thương lượng rất nhỏ nhẹ và tế nhị để yêu cầu được trả lương cao hơn. Thực tế, trong khi thương lượng, bạn nên hạ thấp giọng của mình xuống thì sẽ có hiệu quả hơn .

3. Tôi nghĩ rằng, khi công ty nói là họ đã đưa ra mức lương cao nhất, điều đó có nghĩa là họ sẽ không chấp nhận một con số cao hơn nữa. Liệu bạn có tin không khi một người bán một chiếc xe hơi giá 28,000 đô la, anh ta (hoặc cô ta) nói với bạn rằng không thể hạ giá hơn được nữa, và lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần? Vậy thì khi người phỏng vấn nói với bạn là lương của bạn không thể cao hơn được nữa thì sao?

Trừ khi bạn nộp đơn xin làm việc cho chính phủ hoặc là viện hàn lâm, thông thường thì người tuyển dụng cũng dự trù 1 khoản cao hơn từ 15% đến 20% mức khởi điểm người ta đưa ra cho bạn. Vấn đề là ở chỗ làm sao để bạn đòi được con số đó và chứng minh (bằng những câu định lượng) là bạn xứng đáng được hưởng phần thêm đó .

4. Điều làm tôi e ngại là tôi sẽ bị coi là “kẻ tham lam” khi mà tôi đòi tiền cao hơn hoặc là mặc cả để có nhiều lợi nhuận hơn. Vài người trong chúng ta (tôi nghĩ hầu hết) đều mong muốn giàu có cũng như có thu nhập ổn định để sống cuộc sống như chúng ta mong đợi. Việc mong muốn nâng cao mức sống của bạn và gia đình không phải là sự tham lam. Đảm bảo cuộc sống cho ba mẹ bạn lúc tuổi già, một sự giáo dục tốt cho con cái của bạn chắc chắn không phải là sự tham lam. Việc kiếm tiền, và kiếm nhiều tiền là bình thường .Thậm chí cũng chẳng thành vấn đề gì nếu bạn được lái 1 chiếc xe thể thao màu đò lộng lẫy .

5. Tôi không nghĩ là tôi có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn bình thường. Hãy trở lại chương 2 và chương 3, xem lại kỹ năng và năng lực của bạn. Đọc lại những mẫu câu định lượng mà bạn đã viết, thậm chí hãy đọc to chúng lên, hay là ghi âm chúng lại. Xem lại những gì mà bạn biết. Xem lại bạn có thể làm những gì. Xem lại bạn là ai. Bạn không nên xem nhẹ đều đó. Bạn thực sự đã làm được như vậy đấy! Và bạn xứng đáng được hưởng những lợi ích do những giá trị đó mang lại.

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)