Đánh giá các kỹ năng chung

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 30 - 34)

Giờ đây là lúc bạn xem xét lại những kỹ năng chung mà bạn có: 1. Hãy đọc lướt qua danh sách các kỹ năng chung sau đây. 2. Hãy đánh dấu những kỹ năng nào mà bạn thấy thông thạo.

Bạn có thể mới chỉ sử dụng một kỹ năng nào đó có một lần nhưng ở mức độ khá thông thạo để có thể sử dụng được nó một lần nữa nếu có cơ hội.

Hãy rộng lượng với chính mình khi bạn quyết định xem liệu mình có các kỹ năng này hay không. Bạn không cần phải là một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó, cũng không nhất thiết phải sử dụng chúng trong môi trường công việc trước đây. Hãy suy nghĩ thật kỹ về những tình huống ở trường học, vui chơi giải trí, xã hội hay tình nguyện mà bạn đã có dùng các kỹ năng này:

___ Quảng cáo ___ Đánh giá hiệu năng ___ Khuyên bảo ___ Đánh giá tiến trình ___ Phân tích dữ kiện ___ Đánh giá chất lượng ___ Phân tích tình huống ___ Hỗ trợ

___ Sắp xếp sự kiện ___ Chú ý đến chi tiết ___ Kiểm toán ___ Xây dựng cơ cấu ___ Xây dựng mối quan hệ ___ Chi tiêu ngân sách ___ Xây dựng lòng tin ___ Tính toán

___ Xây dựng sự cộng tác ___ Phân loại ___ Quan hệ khách hàng ___ Huấn luyện

___ Giao tiếp không bằng lời ___ Giao tiếp bằng cảm xúc ___ Giao tiếp bằng ý tưởng ___ Giao tiếp bằng chỉ dẫn ___ Khái niệm hóa

___ Cố vấn ___ Hiệu chỉnh ___ Tư vấn ___ Xử lý dữ kiện ___ Ra quyết định ___ Trang trí ___ Ủy quyền ___ Phát triển hệ thống ___ Phát triển thiết kế ___ Phát triển tài năng ___ Chẩn đoán ___ Hướng dẫn ___ Biên soạn ___ Vẽ ___ Lái xe ___ Biên tập ___ Giáo dục ___ Cảm thông ___ Thúc ép ___ Sắp đặt ___ Thay thế ___ Hoạch định tài chính ___ Dự báo ___ Phát biểu có hệ thống

___ Khả năng thành lập ngân quỹ ___ Hàn gắn ___ Giúp đỡ người khác ___ Thực hiện ___ Tưởng tượng ___ Ảnh hưởng ___ Đề xướng ___ Trực cảm ___ Can thiệp

___ Nói trước công chúng

___ Phát minh ___ Ghi nhận

___ Điều tra ___ Sửa chữa

___ Lãnh đạo người khác ___ Tái kiến tạo

___ Thuyết giảng ___ Báo cáo

___ Nâng đỡ ___ Nghiên cứu

___ Lắng nghe ___ Kinh doanh và tiếp thị ___ Quản lý các nhiệm vụ ___ Bán hàng

___ Tiếp thị ___ Bảo dưỡng trang thiết bị ___ Tiếp thị và giao tiếp ___ Phục vụ khách hàng ___ Xoa dịu ___ Giám sát

___ Khuyến khích ___ Khảo sát

___ Quan sát ___ Xây dựng nhóm ___ Điều khiển máy vi tính ___ Lãnh đạo nhóm ___ Tổ chức ___ Gọi điện thoại ___ Ra lệnh ___ Phục vụ

___ Quản lý chương trình ___ Chế tạo công cụ ___ Lập trình máy tính ___ Đào tạo

___ Quản lý dự án ___ Giải quyết vấn đề ___ Xúc tiến ___ Sử dụng trang thiết bị ___ Thấu hiểu ___ Sử dụng Internet

Những kỹ năng chung khác chưa được đề cập đến:

3. Bây giờ, hãy đọc lại danh sách một lần nữa từ đầu đến cuối. Lần này, hãy khoanh tròn các kỹ năng nào bạn không đánh

dấu nhưng mong muốn được tiếp tục sử dụng trong công việc sắp tới của mình.

4. Bây giờ bạn đã có một danh sách với một số kỹ năng được đánh dấu và khoanh tròn, với ý nghĩa là:

a. Bạn có thể sử dụng chúng. b. Bạn thích sử dụng chúng.

c. Bạn mong muốn tiếp tục sử dụng chúng trong công việc sắp tới của mình.

5. Còn thêm một bước nữa, và đây là bước mang tính thử thách nhiều nhất. Hãy chọn ra sáu trong các kỹ năng mà bạn có trong danh sách của mình và đã được khoanh tròn hoặc đánh dấu.

Khi đã giới hạn lại con số các kỹ năng của mình xuống sáu, có thể bạn sẽ suy nghĩ rằng: “Tôi mong muốn sử dụng hầu hết các kỹ năng này. Tôi thích thú sử dụng chúng đến nỗi tôi chẳng hứng thú gì khi thu hẹp danh sách lại còn có sáu”. Lúc ấy, hãy suy nghĩ về điều này: Lần cuối bạn mua hay thuê một chiếc xe hơi, bạn có thực sự xem xét cụ thể các tính năng của chiếc xe − từ trục xe, ống khói cho đến bugi rồi đèn chiếu hậu hay không?

Bạn có bị dụ dỗ mua chiếc xe hay không nếu người bán hay bên quảng cáo chỉ nói rằng: “Chiếc xe này có tất cả các tính năng” mà không hề giải thích một cách cụ thể những tính năng nào của chiếc xe là quan trọng nhất?

Liệu chiếc xe có thu hút bạn hơn khi bên quảng cáo hoặc người bán có đề cập đến sáu hoặc bảy tính năng đặc biệt mà bạn thực sự muốn biết, ví dụ như máy điều hòa, hệ thống âm thanh với sáu loa, hay một chế độ bảo hành vô điều kiện trong 5 năm tại xưởng sản xuất?

Bằng cách đề cập đến “những tính năng” bạn biết rằng mình có và bạn cũng biết rằng người chủ sử dụng lao động mong muốn ở bạn, bạn sẽ cho họ thấy mình được trang bị tốt để có thể giải quyết những khó khăn trong công việc. (Trong Chương 4 về chủ đề nghiên cứu, chúng ta sẽ học một số phương pháp để dễ dàng xác định xem kỹ năng nào là quan trọng đối với người chủ sử dụng lao động)

Một phần của tài liệu Phỏng vấn không hề đáng sợ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)