C: (trả lời một cách bình thản) Theo hiểu biết của tôi thì đây là hình ảnh của một tế bào thực sự.
Ngôn ngữ hình thể
phỏng vấn, tôi muốn tiết lộ cho bạn một bí mật nho nhỏ về ngôn ngữ hình thể. Bí mật đó là: nếu bạn ngồi dựa ngửa sau ghế thì người phỏng vấn sẽ không tin vào câu trả lời của bạn như khi bạn ngồi với toàn thân hơi nghiêng về phía trước. Ngồi tựa lưng vào sau ghế vô tình lại là một dấu hiệu để người phỏng vấn nhận thấy rằng bạn không mấy quan tâm đến vấn đề mà bạn đang nói hay thậm chí bạn có thể thuộc tuýp người quá ung dung, khoan thai hay không năng động.
Hơi nghiêng người về phía trước một chút (cho dù bạn chẳng thích thú gì với điều đó tại buổi phỏng vấn) cho thấy rằng bạn năng nổ và nhiệt tình tham gia vào cuộc thảo luận. Bạn muốn nói chuyện với ai nào? Với người biểu lộ sự thiếu năng động và quan tâm hay với người mà bạn cho rằng rất quan tâm và nhiệt tình? Tất nhiên là phần thắng sẽ thuộc về người năng động và nhiệt tình. Như đã đề cập ở chương trước, theo các nhà tâm lý học và các nhà ngôn ngữ học thì 93 đến 97% giao tiếp của con người được thực hiện bằng ngôn ngữ không lời, vì thế trước khi bạn định nói điều gì, bạn hãy nghĩ về việc bạn sẽ nói như thế nào.
Sau đây là một số lời khuyên về ngôn ngữ hình thể mà bạn nên ghi nhớ tại buổi phỏng vấn:
• Cơ thể của bạn đã được thả lỏng để có thể chuyển động và diễn tả bằng hình thể một cách tự nhiên chưa? Hay cơ thể bạn cứng nhắc, vai khom và hai tay khoanh trước ngực? Trong hai cách này thì dĩ nhiên cách thứ nhất là thích hợp.
• Bạn có tiếp xúc bằng mắt không? Bạn nên nhớ rằng tiếp xúc tốt bằng mắt không phải là nhìn chằm chằm mà thỉnh thoảng bạn vẫn có thể nhìn đi nơi khác một chút một cách tự nhiên.
• Bạn có đang ngồi hơi nghiêng về phía trước trong tư thế thả lỏng và không có những cử chỉ thuộc về thói quen như dùng tay xoắn tóc hay siết chặt nắm tay? Một khi bạn ngồi đúng cách và không có
những hành vi không nên có thuộc về thói quen thì bạn sẽ thấy mình có thể diễn tả bằng hình thể hay chuyển động nhiều hay ít một cách thoải mái, tự nhiên và phù hợp với bạn.
• Trong khi nói chuyện với người phỏng vấn bạn có cựa quậy và cảm giác không biết nên để tay ở đâu hay không? Bạn có thể để hai tay lên hai chân một cách thoải mái hay gập hai tay và đặt lên đùi.
Bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn nếu bạn cứ để bản thân tự diễn đạt một cách thoải mái như trong bất kỳ trường hợp nào khác.
Thêm một mẹo nhỏ nữa, đó là: bạn hãy học theo tốc độ và phong cách trình bày của người phỏng vấn. Nếu bạn có thể điều chỉnh tốc độ trình bày của mình cho phù hợp với tốc độ trình bày của người phỏng vấn thì tự nhiên người phỏng vấn sẽ có thiện cảm với bạn hơn. Thường thì bạn cũng không cần phải làm như vậy nhưng nếu bạn gặp một người nói quá nhanh hay quá chậm thì họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu tốc độ trình bày của bạn cũng gần bằng họ. Bạn hãy thử tập kỹ năng thay đổi cho phù hợp này với một người bạn hay một người nào đó mà bạn gặp rồi xem nó có hiệu quả như thế nào.
Trước khi bước vào thương lượng về vấn đề lương bổng thì bạn cần phải đảm bảo rằng mình đã nắm rõ những nhân tố có liên quan đến buổi phỏng vấn có thể giúp bạn nhận được một lời đề nghị tốt nhất. Bạn hãy dành một chút thời gian để kiểm tra lại danh sách sau. Nếu bạn có thể đánh dấu vào tất cả các ô thì bạn đã là một người đi phỏng vấn chuyên nghiệp rồi đấy!
□ Tôi biết rằng chiến lược tốt nhất để trả lời các câu hỏi thẳn thắng và dễ hiểu là kể những sự việc cụ thể và dùng những câu dẫn chứng, minh họa nhằm làm nổi bật các kỹ năng, các đặc điểm cá nhân, năng lực và các thành quả đã đạt được của bản thân.
□ Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về công ty và tôi biết nên nhấn mạnh những phẩm chất nào của bản thân tại buổi phỏng vấn. □ Tôi có thể trả lời câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”. □ Tôi biết rằng chiến lược tốt nhất để trả lời những câu hỏi có
hàm ý đằng sau là xác định được mối lo ngại, quan tâm thực sự ẩn chứa đằng sau câu hỏi và trả lời như thế nào để làm dịu đi những mối lo ngại đó.
□ Tôi nhận ra được đâu là câu hỏi gây căng thẳng và tôi biết rằng những câu hỏi như vậy được đặt ra nhằm làm cho người được phỏng vấn cảm thấy căng thẳng. Do đó, tôi cố gắng giữ bình tĩnh và trả lời câu hỏi một cách tốt nhất có thể.
□ Tôi đã biết cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu nhất của bạn là gì?”. □ Tôi ý thức rất rõ rằng tôi không nên đề cập đến điều gì không tốt về công việc cũ và sếp cũ thậm chí nếu tôi có được hỏi đi chăng nữa.
□ Trong trường hợp người phỏng vấn đặt ra những câu hỏi không hợp pháp thì tôi biết phải xoay xở như thế nào.
□ Tôi ý thức được rằng tư thế ngồi của tôi có thể cho thấy tôi nhiệt tình hay không quan tâm. Tôi phải chọn một tư thế ngồi làm sao để có thể cho thấy rằng tôi quan tâm đến vấn đề tôi trình bày cũng như những gì mà người phỏng vấn đặt ra.
□ Tôi có ý tưởng hay về những câu hỏi mà tôi sẽ đặt ra cho người phỏng vấn khi được hỏi “Bạn có muốn hỏi gì không?”
CHƯƠNG 8