Bảng2.7. Hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 2012/2011 (%) 2011/2010 (%) Doanh thu thuần Tr.đ 50.490,32 7.611,98 27.692,77 563,30 (72,51) Lợi nhuận sau
thuế Tr. đ 78,95 81,18 61,44 (2,75) 32,13 Hàng tồn kho Tr. đ 4.820,85 3.574,77 2.043,68 34,86 74,92 Khoản phải thu Tr. đ 22.613,84 5.718,83 4.834,68 295,43 18,29 Tài sản ngắn hạn Tr. đ 27.749,10 13.622,15 11.953,33 103,71 13,96 Tài sản dài hạn Tr. đ 6.712,79 7.430,44 5.746,80 (9,66) 29,30 Tổng tài sản bình quân Tr. đ 34.461,89 21.052,59 17.700,13 63,69 18,94 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 1,47 0,36 1,56 308,33 (76,92) Hiệu suất sử dụng tài sản NH Lần 1,82 0,56 2,32 225,62 (75,88) Hiệu suất sử dụng TSDH Lần 7,52 1,02 4,82 637,25 (78,84) Vòng quay HTK (vòng) Vòng 10,47 2,13 13,55 391,55 (84,28) Thời gian quay vòng kho Ngày 34 169 27 (79,66) 536,15 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 2,23 1,33 5,73 67,67 (76,79) Thời gian thu
tiền trung bình
Ngày 161 271 63 (40,36) 330,83
42
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn (hiệu suất sử dụng tổng tài sản) năm 2010 là 1,56 vòng, năm 2011 giảm trầm trọng còn 0,36 vòng. Nguyên nhân là do DTT giảm nghiêm trọng 72,51% và tài sản tăng 18,94% so với năm trước. Chứng tỏ năm 2011 công ty không sử dụng hiệu quả tài sản, mặc dù đầu tư nhiều về tài sản nhưng lại tạo ra doanh thu ít hơn. Năm 2011 là năm ngành bất động sản đóng băng không lối thoát kéo theo hàng loạt các công ty xây dựng rơi vào thế bấp bênh, công ty Tùng Bách mặc dù vừa hoạt động kinh doanh ô tô và vừa thi công xây dựng nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ ngành bất động sản – xây dựng. Năm 2012, nhờ có chính sách đổi mới trong kinh doanh, công ty hạn chế thi công các công trình xây dựng mà thay vào đó là tập trung chủ yếu đầu tư kinh doanh ô tô, đẩy mạnh chiến dịch xúc tiến thương mại làm tăng doanh thu với tốc độ tăng mạnh hơn độ tăng của tài sản làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên đến 1,47 lần. Điều này chứng tỏ năm 2012 công ty sử dụng tài sản rất hiệu quả, công ty tích cực đầu tư tài sản và đều thu được nhiều doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn qua ba năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 2,32 lần, 0,56 lần và 1,82 lần. Năm 2011 công ty đầu tư thêm vào tài sản ngắn hạn nhưng lại mang lại hiệu quả thấp, nhưng năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tăng lên do doanh thu thuần tăng mạnh 563,30% tăng lớn hơn so mới mức tăng của tài sản ngắn hạn là 103,71% so với năm trước. Công ty Tùng Bách đã thực sự thành công khi có bước chuyển mình từ hoạt động song song lĩnh vực xây dựng và kinh doanh ô tô sang tập trung chủ yếu kinh doanh ô tô còn thi công xây dựng chỉ là lĩnh vực hoạt động nhỏ trong thời buổi ngành bất động sản – xây dựng trầm lắng. Công ty đã đầu tư chủ yếu tài sản ngắn hạn cho kinh doanh ô tô và tạo ra rất nhiều doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty tương ứng qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 là 4,82 lần, 1,02 lần, 7,52 lần. Năm 2011 hiệu quả sử dụng tài sản của công ty kém hơn năm 2010 và 2012, kết quả đạt thấp hơn hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng nhìn chung cả 3 năm đều đạt trị số lớn hơn 1, chứng tỏ doanh thu thuần luôn lớn hơn tài sản dài hạn, công ty vẫn sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả. Hệ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản dài hạn càng có hiệu quả cao. Công ty nên cân nhắc rà soát lại công suất sử dụng của tài sản cố định để tăng vòng
43
quay của vốn cố định, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty cụ thể: Những tài sản nào quá cũ kỹ và lạc hậu công ty có thể bán thanh lý, những tài sản nào công ty sử dụng với hiệu suất thấp có thể cho thuê để tăng thêm thu nhập và tăng công suất sử dụng của máy móc giúp hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tăng hơn nữa trong tương lai.
Vòng quay hàng tồn kho và thời gian lưu kho
Năm 2010, HTK của Công ty quay được 13,55 vòng tương ứng với thời gian lưu kho 27 ngày, sang năm 2011 số vòng quay HTK của Công ty giảm xuống còn 2,13 vòng và thời gian lưu kho tăng lên đến 169 ngày. Giá trị lưu kho năm 2011 lớn (tăng 74,92%) mà doanh thu đạt được từ hàng lưu kho thấp (giảm 72,51%). Nguyên nhân của việc số vòng quay HTK giảm đi chủ yếu là do sự thu hẹp của thị trường BĐS cộng với khó khăn về mặt tài chính của các chủ đầu tư khiến cho khối lượng thi công theo các đơn đặt hàng ít đi làm GVHB giảm. Đồng thời với đó, Công ty hiện đang gặp khó khăn về nguồn vốn huy động, nợ phải thu cao trong khi khả năng vay nợ và khả năng tài chính của chủ đầu tư bị hạn chế khiến Công ty không có vốn để triển khai tiếp các khối lượng xây dựng dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao. Sang năm 2012, công ty tập trung đầu tư thêm phụ tùng xe ô tô để chủ yếu kinh doanh ô tô khiến số vòng quay HTK tăng mạnh lên đến 10,47 vòng tương ứng thời gian lưu kho giảm xuống còn 34 ngày. Chứng tỏ năm 2012 công ty sử dụng hàng tồn kho đạt hiệu quả cao.
Vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền trung bình
Số vòng quay các khoản phải thu năm 2010 là 5,73 vòng tương ứng thời gian thu tiền 63 ngày, năm 2011 giảm xuống 1,33 vòng, 271 ngày thu tiền và năm 2012 tăng lên đến 2,23 vòng với 161 ngày thu tiền. Nhìn chung cả 3 năm hệ số vòng quay các khoản phải thu đều lớn hơn 1, doanh thu thuần lớn hơn khoản phải thu, thời gian thu tiền năm 2012 giảm từ 271 ngày xuống còn 161 ngày. Tuy nhiên các khoản phải thu lượng ở mức cao (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản), công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nhưng lại thu hút được khách mua sản phẩm làm tăng doanh thu. Trong tương lai, công ty cần cân nhắc chính sách quản lý các khoản phải thu để giảm tỷ trọng khoản phải thu, giảm chi phí quản lý nợ, nhưng cũng vẫn cho khách hàng nợ ở mức nhất định để tránh việc công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều dẫn tới việc thiếu vốn kinh doanh và áp lực rủi ro nợ khó đòi.
44