- Tổng giám đốc
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị về các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư; thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty.
26
Chuẩn bị và trình Hội đồng quản trị thông qua các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng phục vụ cho hoạt động quản lý.
Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ. - Phó Giám đốc
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực được phân công.
- Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là người tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán trong đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán – tài chính, quyết toán tài chính, thuế và tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
- Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ (đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương…).
Xây dựng đơn giá tiền lương, các nội quy, quy định, quy chế… Công ty. Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Quản lý nhân sự (tuyển dụng, điều động, luân chuyển ..). Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng.
Công tác đào tạo, xuất khẩu lao động.
Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu. Công tác phục vụ, hành chính quản trị.
- Phòng tài chính kế toán
Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán.
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính.
Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp. Lập dự toán nguồn vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
Quản lý vốn nhằm bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả.
27
- Phòng kế hoạch
Triển khai kế hoạch hàng năm trên cơ sở phần việc của Tổng Công ty giao và Công ty tự tìm kiếm. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác báo cáo. Xây dựng kế hoạch hàng tháng, giao kế hoạch và theo dõi kế hoạch cho các đơn vị trong Công ty, điều độ sản xuất.
Kết hợp với đội xe cân đối, bố trí phương tiện vận chuyển sản phẩm Công ty. Tiếp nhận quản lý vật tư, sản phẩm, văn phòng phẩm…
Thống kê, theo dõi xuất, nhập vật tư, sản phẩm trang thiết bị của các đơn vị trong Công ty.
- Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch bán hàng ô tô của Công ty. Chịu trách nhiệm chính về công việc tổ chức, thực hiện đấu thầu, chào giá phục vụ cho việc bán hàng của Công ty. Quản lý công tác thu hồi công nợ từ việc bán hàng của Công ty. Tổ chức, phối hợp với các đơn vị trong Công ty thực hiện công việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của Công ty. Cung ứng các loại vật tư chính, giao khoán nội bộ và thẩm tra dự toán, quyết toán các dự án xây lắp do Công ty là chủ đầu tư.
2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH Tùng Bách 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn
2.2.1.1 . Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) I Tài sản 34.461 100 21.052 100 17.700 100 1 Tài sản ngắn hạn 27.749 80,52 13.622 64,71 11.953 67,53 2 Tài sản dài hạn 6.712 24,19 7.430 54,54 5.747 32,47 II Nguồn vốn 34.461 100 21.052 100 17.700 100 1 Nợ phải trả 23.292 67,59 9.962 47,32 14.599 82,48 2 Vốn chủ sở hữu 11.169 32,41 11.090 52,68 3.101 17,52
28
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản tại công ty TNHH Tùng Bách
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Nhìn chung, tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty tăng dần hàng năm, năm 2011 là 17.700 triệu đồng, năm 2011 là 21.052 triệu đồng, và năm 2012 tăng lên đến 34.461 triệu đồng. Chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Nhìn chung trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất, công ty huy động vốn chủ yếu từ ngồn vốn vay. Trong cơ cấu tài sản cả 3 năm, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp phụ tùng, bảo dưỡng, kinh doanh ô tô ngoài ra còn thi công các công trình xây dựng, nên có 1 lượng hàng tồn kho tương đối lớn. Điều này cho thấy công ty tập trung đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Năm 2011 khi thị trường bất động sản thực sự đóng băng, các dự án xây dựng bị đình trệ, công ty đã tạm dừng việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng mà tập trung chủ yếu vào lắp ráp, kinh doanh ô tô. Dường như nắm bắt đúng thời cơ, khi năm 2011 thị trường ô tô tại Việt Nam nở rộ, công ty đã tạo ra lợi nhuận tăng đáng kể và không ngừng đầu tư thêm vào lĩnh vực này.
Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn công ty trong giai đoạn 2010-2012 ta sẽ phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn một cách cụ thể hơn.
2.2.1.2 . Tình hình tài sản
Qua bảng 2.2 (cơ cấu và biến động tài sản), năm 2011 Công ty mở rộng thêm về lĩnh vực ô tô nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
Tiền và tương đương tiền: Năm 2011 tiền và tương đương tiền tăng mạnh từ 946,02 triệu đồng lên đến 4.226 triệu đồng. Ô tô và các phụ tùng xe ô tô có giá trị lớn nên Công ty cần lượng tiền lớn để ứng phó kịp thời trước mỗi đợt nhập ô tô và các phụ tùng. Lượng tiền có sẵn nhiều Công ty có thể tận dụng những cơ hội mua đặc biệt như sụt giá tạm thời hay dự đoán có tăng giá mạnh trong tương lai. Hơn nữa với số tiền lớn
29
này Công ty có thể nâng vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều tiền khiến Công ty không tận dụng được cơ hội đầu tư vào những tài sản sinh lời khác. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách phù hợp để làm sao Công ty vừa đảm bảo được khả năng thanh toán cũng như đáp ứng các nhu cầu khác mà chi phí cơ hội ở mức thấp nhất.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2012 tăng từ 5.718,83 triệu đồng lên đến 22.613,84 triệu đồng tương ứng tăng 293,45% so với năm 2011. Năm 2011 có chiều hướng gia tăng 18,29% trong khi đó doanh thu lại giảm 72,51% so với năm trước, điều này đã phần nào cho thấy doanh thu giảm nhưng số vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng đã tăng lên. Năm 2012 các khoản phải thu tăng mạnh kéo theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với mức tăng 563,30%. Mặc dù năm 2012 Nhà nước đã ban hành những chính sách mới đối với xe ô tô: tăng phí trước bạ, khiến cho người tiêu dùng có phần hạn chế hơn trong việc mua sắm xe. Vậy nên công ty đã thực hiện thêm các chính sách khuyến khích khách hàng mua sản phẩm như nới lỏng chính sách tín dụng, điều này đã thu hút được thêm nhiều khách hàng mới khiến doanh thu tăng nhưng đồng thời các khoản phải thu cũng tăng mạnh theo. Bên cạnh đó, công ty cũng vẫn thi công các công trình xây dựng, tuy không phải là lĩnh vực hoạt động chính của công ty nhưng công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc thu hồi nợ chậm từ phía chủ đầu tư trong thời buổi nền kinh tế khó khăn, bất động sản – xây dựng vẫn đóng băng. Việc nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng để tăng doanh thu nhưng nhìn chung cả 3 năm các khoản phải thu luôn ở mức cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Công ty cần xem xét tới chính sách bán hàng và thu hồi nợ của mình, vì đây là những khoản tiền hết sức quan trọng với công ty trong thời điểm tình hình kinh tế không mấy khả quan, nếu thu hồi được sớm sẽ giúp quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh sinh lời.
Hàng tồn kho: Biến động qua 3 năm 2010. 2011 và 2012 lần lượt là 4.820,85 triệu đồng, 3.574,77 triệu đồng, 2.043,68 triệu đồng. Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, cả ba năm đều chiếm trên 17% trong tổng tài sản được biết năm 2011 chiếm 26,24% chủ yếu là phụ tùng xe ô tô và nguyên vật liệu phục vụ trong các công trình xây dựng. Đối với các công trình xây dựng, công tác hoàn thành bàn giao công trình của công ty cho chủ đầu tư chưa được thực hiện triệt để, một số công trình đã hoàn thành 2/3 nhưng không thể tiếp tục để bàn giao do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, đơn cử như công trình dự án đầu tư xây dựng khu đô thị VTM thuộc tỉnh Bắc Ninh, công ty đã hoàn thành được 3 tòa nhà chung cư nhưng số tòa nhà còn lại không thể thi công vì không thể giải phóng được mặt bằng. Hàng tồn kho của công ty tăng cũng là do nguyên nhân công ty mở rộng thêm về lĩnh vực lắp ráp, bảo dưỡng, kinh doanh xe ô tô nên công ty nhập kho thêm nhiều phụ tùng. Việc dự trữ
30
giúp cho doanh nghiệp trước những biến động thất thường của giá cả, nhưng việc dự trữ cũng làm cho doanh nghiệp mất một khoản chi phí về lưu kho và bảo quản. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm được những nhà cung cấp cho Công ty về nguồn cung giá cả ổn định, hạn chế được lượng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn để giảm được chi phí.
TSNH khác: chủ yếu là các khoản chi phí trả trước ngắn hạn cho vật tư và các công cụ dụng cụ. Năm 2010 tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất cao, 34,54% trong tổng tài sản, năm 2011 giảm xuống còn 0,75% và năm 2012 là 0% trong tổng tài sản. Do năm 2010 công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên cần lượng lớn các công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình thi công, tuy nhiên khoản mục này giảm dần qua các năm do công ty dần chuyển sang chủ yếu kinh doanh, lắp ráp xe ô tô nên giảm các công cụ dụng cụ xây dựng.
Về TSDH:
Do tình hình nền kinh tế và thị trường bất động sản không khả quan vì vậy năm 2012 công ty không đầu tư thêm vào TSDH, sự sụt giảm trong TSDH là do khoản mục khấu hao lũy kế trong năm gia tăng. Cụ thể như sau:
TSCĐ: năm 2010 6.510,55 triệu đồng, năm 2011 và 2012 lần lượt là 7.309,31 triệu đồng, 5.746,80 triệu đồng. TSCĐ là loại TS chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSDH, năm 2011 chiếm 100% trong tài sản dài hạn, năm 2011 và 2012 lần lượt là 98,37% và 96,99%, chủ yếu đối với công ty hoạt động trong ngành xây dựng và ô tô thì là TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, giá trị TSCĐ hữu hình cũng không lớn, năm 2011 có sự gia tăng về tài sản cố định nhưng 2012 lại giảm do mức độ hao mòn lũy kế cao cho thấy Công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư TSCĐ và thực tế Công ty còn phải thuê ngoài nhiều máy móc, thiết bị để thực hiện các công trình xây dựng lớn còn máy móc phục vụ cho quá trình lắp ráp ô tô, công ty cũng không đầu tư nhiều. Điều này có thể làm suy yếu khả năng SXKD và giảm năng suất, chất lượng sản phẩm trong tương lai của Công ty, cũng như khiến Công ty gặp khó khăn khi cần dùng tài sản thế chấp cho những khoản vay ngân hàng. Công ty cần chú trọng đầu tư thêm các máy móc thiết bị đạt chuẩn về chất lượng tránh bị hao mòn quá lớn nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của công ty.
Qua phân tích về tình hình tài sản của doanh nghiệp, có thể thấy giá trị tổng tài sản của Công ty tăng qua các năm và tăng mạnh nhất là năm 2012, chủ yếu là do tăng TSNH chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Về hướng đầu tư, Công ty vẫn tập trung chủ yếu vào TSNH. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSNH là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn, đây là đặc điểm chung của phần lớn các doanh nghiệp xây dựng công trình là lắp ráp, kinh doanh ô tô. Về TSDH, trọng tâm quản lý vẫn là TSCĐ hữu hình phục vụ hoạt động SXKD.
31
Bảng 2.2. Cơ cấu và biến động tài sản của công ty TNHH Tùng Bách
Chỉ tiêu 31/12/12 31/12/11 31/12/10 2012/2011 2011/2010 Số tiền (Tr.đ) Tỷ Số tiền (Tr.đ) Tỷ Số tiền (Tr.đ) Tỷ Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ trọng (%) trọng (%) trọng (%) (%) (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 27.749,10 80,52% 13.622,15 64,71% 11.953,33 67,53% 14.126,95 103,71% 1.668,82 13,96% I. Tiền và tương đương tiền 314,41 1,13% 4.226,66 31,03% 946,02 7,91% -3.912,25 -92,56% 3.280,64 346,78%
II Khoản phải thu 22.613,84 81,49% 5.718,83 41,98% 4.834,68 40,45% 16.895,01 295,43% 884,15 18,29%
1 Phải thu KH 22.609,08 99,98% 5.714,07 99,92% 4.829,92 99,90% 16.895,01 295,67% 884,15 18,31% 2 Phải thu khác 4,76 0,02% 4,76 0,08% 4,76 0,10% 0 0,00% 0 0,00% III. Hàng tồn kho 4.820,85 17,37% 3.574,77 26,24% 2.043,68 17,10% 1.246,08 34,86% 1.531,09 74,92% IV TSNH khác 0 0,00% 101,89 0,75% 4.128,95 34,54% -101,9 -100,00% -4.027,05 -97,53% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 6.712,79 19,48% 7.430,44 35,29% 5.746,80 32,47% -717,65 -9,66% 1.683,64 29,30% I Tài sản cố định 6.510,55 96,99% 7.309,31 98,37% 5.746,80 100,00% -798,76 -10,93% 1.562,51 27,19% 1 Nguyên giá 9.560,63 146,85% 9.560,63 130,80% 7.501,54 130,53% 0 0,00% 2.059,09 27,45% 2 Giá trị hao mòn lũy
kế -3.050,08 -46,85% -2.251,32 -30,80% -1.754,74 -30,53% -798,76 35,48% -496,58 28,30%
II. TSDH khác 202,24 3,01% 121,13 1,63% - - 81,11 66,96% 121,13 -
TỔNG TÀI SẢN 34.461,89 100,00% 21.052,59 100,00% 17.700,13 100,00% 13.409,30 63,69% 3.352,46 18,94%
32
2.2.1.3 . Tình hình nguồn vốn
Nhìn chung, cả 3 năm thì nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty không cao. Công ty thi công các công trình xây dựng và kinh doanh ô tô, 2 lĩnh vực này đều cần lượng vốn lớn nên công ty phải huy động thêm vốn ngoài vốn chủ sở hữu, khiến tỷ trọng nợ phải trả luôn ở mức cao. Xem bảng 2.3 qua các năm tình hình nguồn vốn của công ty đều có sự biến động như sau:
Vay và nợ ngắn hạn: Năm 2010 vay và nợ ngắn hạn là 1.779,34 triệu đồng, năm 2011 và 2012 lần lượt 1.734,46 triệu đồng và 9.163,25 triệu đồng. Cuối năm 2011 đã giảm so với 2010, tỷ lệ giảm là 2,52%, chủ yếu là do Công ty đã được xem xét xử lý phần nợ xấu thông qua Công ty mua bán nợ. Đến cuối năm 2012 giá trị khoản vay nợ ngắn hạn lại tăng đột ngột 7.428,79 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 công ty nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng để tăng doanh thu nhưng lại bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn khiến công ty thiếu vốn trầm trọng và buộc phải vay thêm các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy chỉ với sự thay đổi trong việc nới lỏng chính sách tín ụng cho khách hàng đã tác động không nhỏ tới nguồn vốn công ty.
Phải trả người bán: Năm 2010 là 12.805,66 Tr.đ, năm 2011 là 8.210,42 Tr.đvà năm 2012 là 14.077,44 Tr.đ. Năm 2011 có xu hướng giảm giá trị khoản phải trả người bán xuất phát là do trong năm 2011, tình hình lạm phát cao đã đẩy giá cả