Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tùng bách (Trang 46 - 51)

Tùng Bách

Bảng 2.4. Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2011 2010 Chênh lệch Chênh lệch 2012 so với 2011 2011 so với 2010 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.490,32 7.611,98 27.692,77 42.878,34 563,30% -20.080,79 -72,51%

Doanh thu hoạt

động tài chính 2,26 1,41 0 0,85 60,28% 1,41 - Giá vốn hàng bán 48.471,71 6.299,97 26.816,53 42.171,74 669,40% -20.516,56 -76,51% Chi phí tài chính 1.376,01 583,9 221,17 792,11 135,66% 362,73 164,01% - Tr/đó: Chi phí lãi vay 1.376,01 583,9 221,17 792,11 135,66% 362,73 164,01% Chi phí quản lý doanh nghiệp 549,17 621,91 466,14 -72,74 -11,70% 155,77 33,42% Lợi nhuận sau

thuế TNDN 78,95 81,18 61,44 -2,23 -2,75% 19,74 32,13%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2010-2012)

Doanh thu: Doanh thu của công ty chủ yếu từ lĩnh vực kinh doanh ô tô và đầu tư xây dựng khu đô thị. Doanh thu giảm trầm trọng từ 27.692,77 triệu đồng xuống 7.611,98 triệu đồng năm 2011 tương đương giảm 72,51%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, sự đóng băng của thị trường bất động sản ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng cụ thể chủ đầu tư không bán được nhà theo dự án do đó không có vốn giải ngân cho công ty làm cho tiến độ thi công công trình chậm lại nhiều công trình, dự án của công ty dở dang chưa thể bàn giao để ghi nhận doanh thu. Từ thực tế đó, năm 2012 công ty đã có sự đổi mới táo bạo khi hạn chế hoạt động trong linh vực thi công xây dựng mà tập trung vào lắp ráp, kinh doanh ô tô. Có thể nói ngành công nghiệp ô tô trong thời gian này phát triển mạnh mẽ. Đó là

37

một lợi thế đối với công ty. Năm 2012, nhờ việc nởi lỏng chính sách tín dụng, thực hiện mạnh mẽ các chiến lược xúc tiến thương mại,.. góp phần làm tăng mạnh doanh thu từ 7.611,98 triệu đồng lên đến 50.490,32 triệu đồng mặc dù năm 2012 người tiêu dùng cân nhắc hơn khi quyết định mua xe ô tô do Nhà nước tăng phí trước bạ đối với ô tô.

Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2010 công ty không có doanh thu tài chính, đến năm 2011 tăng lên đến 1,41 triệu đồng, năm 2012 tiếp tục tăng 2,26 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu đến từ khoản thu nhập từ tiền gửi tại ngân hàng Vietcombank và một phần do khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ các nhà phân phối nguyên liệu đầu vào. Qua đây ta có thể thấy mặc dù doanh thu tài chính có xu hướng tăng nhưng công ty chưa chú trọng nhiều vào hoạt động đầu tư tài chính vì doanh thu đến từ khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Về chi phí: Năm 2010 giá vốn hàng bán là 26.816,53 Tr.đ, năm 2011 giảm xuống còn 7.611,98 Tr.đ, năm 2012 tăng lên đến 50.490,32 Tr.đ. Giá vốn hàng bán biến động cùng chiều với sự biến động của doanh thu qua các năm nhưng tốc độ giảm của giá vốn năm 2011 là 76,51% lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu 72,51% và đây có thể coi là tín hiệu tốt đối với hiệu quả kinh doanh của Công ty. Muốn gia tăng lợi nhuận trước hết phải hạ được giá thành sản phẩm, giảm GVHB. Như vậy, ta có thể gia tăng lợi nhuận gộp, đồng thời xem xét giảm giá hàng bán, tăng doanh thu.

Các khoản chi phí tài chính trong năm 2012 có xu hướng tăng qua các năm. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng và kinh doanh ô tô nên cần phải có lượng vốn lớn, hơn nữa công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều nên đã phải huy động vốn từ nguồn vốn vay khiến tăng chi phí lãi vay. Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ sớm để công ty có thể tận dụng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí lãi vay.

Chi phí quản lý kinh doanh có sự biến động qua các năm. Năm 2010 là 221,17 Tr.đ, năm 2011 và 2012 lần lượt 583,9 Tr.đ và 1.376,01 Tr.đ. Năm 2011 tăng 33,42% so với năm 2010. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức cao so với năm trước là do tăng chi phí nhân viên quản lý (ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách lương của Nhà nước và tăng số lượng nhân viên văn phòng), chi phí về điện, nước, xăng dầu do lạm phát cũng tăng cao, một số khoản chi phí dịch vụ mua ngoài khác cũng tăng. Sự sụt giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là một tín

38

hiệu mừng, song tốc độ giảm 11,70% không đáng kể so với độ tăng doanh thu, điều này khiến Công ty phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi phí để cải thiện tình hình lợi nhuận của Công ty

Đánh giá tình hình lợi nhuận: Tổng hợp sự biến động của các khoản mục doanh thu và chi phí của Công ty, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh vào năm 2011 (32,13%) và giảm nhẹ (2,75%) năm 2012. Năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản thực sự đóng băng, các công trình xây dựng bị đình trệ nên năm 2012 công ty đã tập trung chủ yếu vào kinh doanh ô tô. Trước lợi thế thị trường ô tô đang nở rộ tại Việt Nam, phí trước bạ tăng nhưng công ty đã đẩy mạnh chiến dịch quảng bá thương hiệu, khuyến mãi ưu dãi cho khách hàng và thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng nên đã tăng khả năng cạnh tranh làm tăng doanh thu. Tuy nhiên giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế năm 2012 của công ty giảm so với năm 2011. Công ty cần đẩy mạnh công tác quản lý chi phí, giá vốn để việc tăng doanh thu kéo theo sự tăng của lợi nhuận sau thuế.

2.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty TNHH Tùng Bách Tùng Bách

Bảng 2.5. Khả năng thanh toán

Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,19 1,36 0,81 -0,17 -12,88% 0,54 67,00% Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,98 1,01 0,67 -0,02 -2,40% 0,32 48,58% Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,01 0,42 0,06 -0,41 -96,82% 0,35 554,73% (Nguồn: BCTC năm 2010, 2011, 2012)

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Qua bảng phân tích, ta thấy năm 2010 hệ số này < 1 và từ thời điểm cuối năm 2011 hệ số này đều >1. Năm 2010 tài sản ngắn hạn là 11.953,33 Tr.đ nhỏ hơn

39

so với nợ ngắn hạn là 14.598,69 Tr.đ, còn năm 2011 và 2012 tài sản ngắn hạn đều lớn hơn nợ ngắn hạn do công ty đầu tư thêm vào tài sản ngắn hạn để tập trung chủ yếu kinh doanh, lắp ráp xe ô tô. Chứng tỏ năm 2010 khả năng thanh toán hiện thời của công ty kém, còn năm 2011 và 2012 Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các TSNH của mình. Tuy nhiên, nếu so với hệ số trung bình của ngành xây dựng là 1,48 lần (nguồn: www.cophieu68.com) thì hệ số KNTT hiện thời của Công ty còn thấp. Và việc suy giảm khả năng thanh toán hiện thời của Công ty sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín trong tương lai và rất đáng lo ngại vì phần lớn nguồn vốn vay lại là các khoản nợ phải trả người bán và vay nợ ngắn hạn. Công ty cần chú ý để đảm bảo an toàn về mặt tài chính.

Mặt khác, cần lưu ý rằng trong TSNH có một bộ phận lớn là các khoản phải thu và hàng tồn kho, có tính thanh khoản thấp nên Công ty cần phải có chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm tồn kho và tăng tiến độ thi công, cũng như tích cực thu hồi nợ để tránh làm giảm khả năng thanh toán hiện thời.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh năm 2010 là 0,67, năm 2011 và 2012 lần lượt 1,008 và 0,98. Hệ số này tăng vào năm 2011 nhưng đến 2012 lại giảm và thậm chí năm 2012 còn < 1. Xuất phát từ việc dự trữ hàng tồn kho thay đổi và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng cao trong cơ cấu tài sản, khiến hệ số khả năng thanh toán nhanh thay đổi.

Nhìn chung, hệ số KNTT nhanh của Công ty ngày càng giảm sút và chưa đảm bảo an toàn thanh toán cho Công ty. Do đó trong những năm tới, Công ty cần phải tiếp tục nâng dần hệ số này lên bằng cách giảm tỷ trọng hàng tồn kho. Vì hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nên việc hàng tồn kho giảm sẽ làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng lên.

Hệ số số khả năng thanh toán tức thời

Ta nhận thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty biến động phức tạp, tăng vào năm 2011, và giảm mạnh vào cuối năm 2012. Hệ số này cuối năm 2010 là vào khoảng 0,06 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được bảo đảm bởi 0,06 đồng vốn. Đến cuối năm 2011 hệ số KNTT tức thời bất ngờ tăng tới 554,73%. Cuối năm 2012, hệ số KNTT tức thời chỉ ở mức 0,0135 lần.

Qua đánh giá, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là rất thấp, điều này ảnh hưởng tới việc chi trả nợ của Công ty, cho thấy Công ty không dự trữ nhiều lượng tiền mặt tại ngân quỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào Công ty cũng phải thanh

40

toán các khoản nợ thường xuyên, mà nợ thường mang tính chất thời điểm nên việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ ít sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn do giảm lượng tài sản ứ đọng. Tuy nhiên, tới đây, Công ty vẫn cần xây dựng một mức dự trữ tiền mặt hợp lý, ổn định, đề phòng những biến động thất thường có thể xảy ra.

Bảng2.6. Khả năng thanh toán lãi vay

Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Lợi nhuận kế toán trước thuế 95,7 98,41 81,92 -2,71 -2,75% 16,49 20,13%

2 Lãi vay phải

trả 1.376,01 583,89 221,17 792,12 135,66% 362,72 164,00%

3

Lợi nhuận kế toán trước lãi vay và thuế = (1+2) 1.471,71 682,3 303,09 789,41 115,70% 379,21 125,11% 4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (3/2) (lần)

1,07 1,17 1,37 -0,1 -8,47% -0,2 -14,73%

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011, 2012)

Hệ số thanh toán lãi vay

Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của Công ty và mức độ an toàn đối với người cấp tín dụng. Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty giảm dần qua các năm, biến động cụ thể như sau: Cuối năm 2010, hệ số này là 1,37 lần, năm 2011 giảm xuống 1,17 lần, năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống còn 1,07 lần. Tuy vậy, hệ số này vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tốt và Công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay đúng hạn nhưng hệ số này có xu hướng giảm, trong tương lai nếu tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán lãi vay của công ty, Công ty cũng nên tăng hệ số này lên cao hơn nữa để đảm bảo khả năng trả lãi, tận dụng việc lãi suất vay vốn giảm xuống để có được những khoản vay với lãi suất thấp, gia tăng được lợi nhuận và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

41

Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về KNTT, Công ty vẫn đang duy trì việc đảm bảo chi trả lãi cho các khoản nợ nhưng tình hình khả năng thanh toán tức thời của công ty ở mức thấp, không đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính. Công ty cần có ngay những biện pháp để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời và hiện thời.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tùng bách (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)