Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tùng bách (Trang 30 - 34)

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động SXKD cho nên các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời luôn luôn được các nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư quan tâm. Để đánh giá chính xác khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và số vốn sử dụng trong kỳ. Khi phân tích khả năng sinh lời, ta thường sử dụng các chỉ tiêu:

Tỷ suất LNST trên DT

(ROS) =

LNST Doanh thu thuần

Hệ số này phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Thông thường, tỷ suất này cao là tốt nhưng khi đánh giá cần so sánh với tỷ suất của các doanh nghiệp cùng ngành cũng như bản thân doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh để thấy rõ hơn xu hướng phát triển. Tỷ suất LNST trên doanh thu cũng thể hiện khả năng cân đối chi phí và doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ.

Tỷ suất LNST trên tổng TS

(ROA) =

LNST Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để sinh lời. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Về mặt ý nghĩa, ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, nghĩa là một đồng tài sản bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất LNST trên tổng vốn

chủ sở hữu(ROS) =

LNST Vốn chủ sở hữu

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng doanh thu phát sinh trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kì tùy theo sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp. Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ nguyên nhân của tình hình để có giải pháp khắc phục.

21

Phân tích theo phương pháp Dupont:

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) của một công ty, bao gồm xu hướng theo thời gian và kết quả hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh, các nhà phân tích thường ‘phân tích thành phần’ của ROE thành một tích số của một chuỗi các tỷ số. Mỗi tỷ số thành phần đều có ý nghĩa riêng, và quá trình này nhằm tập trung sự chú ý của nhà phân tích vào các yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Kiểu phân tích thành phần ROE này được gọi là phân tích Dupont.

Dupont là tên một nhà quản trị người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ. Dupont đã chỉ ra được mỗi quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mỗi liên hệ giữa chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thấy phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Dưới góc độ nhà đầu tư, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Hay , ROE = ROA x đòn bẩy tài chính

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Hay, ROE = hệ số lợi nhuận ròng x hiệu suất sử dụng tổng tài sản x đòn bẩy tài chính Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ( tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.

22

Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Một ví dụ đơn giản và khá thú vị có thể minh chứng cho điều này là giả sử bạn có một cửa hàng mặt phố nhỏ ban sáng bạn bán đồ ăn sáng, buổi trưa bạn bán cơm bình dân cho dân văn phòng và buổi tối bạn bán cà phê. Như vậy với cùng một tài sản là cửa hàng bạn đã gia tăng được doanh thu nhờ biết bán những thứ cần thiết vào thời gian thích hợp.

Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.

Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân kể trên từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Ví dụ nhà phân tích nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng thì nhà phân tích cần tự hỏi xem liệu xu hướng này có tiếp tục được hay không? Lãi suất trong các năm tới có cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược này không? Khả năng tài chính của doanh nghiệp có còn đảm bảo an toàn không? Nếu sự gia tăng ROE đến từ việc gia tăng biên lợi nhuận hoặc vòng quay tổng tài sản thì đây là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên các nhà phân tích cần phân tích sâu hơn. Liệu sự tiết giảm chi phí của doanh nghiệp có thể tiếp tục diễn ra không và nó bắt nguồn từ đâu? Doanh thu có tiếp tục tăng không với cơ cấu sản phẩm của Công ty như hiện nay và sẽ tăng ở mức nào?

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện dưới đây:

Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bời một khi thông tin không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài

23

chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến mội trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Tình hình nền kinh tế trong nước và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác đồng tiền trong tương lại. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu nhập được, các cán bộ phân tích phải tính toàn các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các cpn số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

24

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TNHH TÙNG BÁCH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tùng bách (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)