Phân tích chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tùng bách (Trang 26 - 30)

Khả năng quản lý tài sản là chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực quản lý một số khoản mục tài sản của một doanh nghiệp. Tiêu chí này sẽ cho thấy chính sách sử dụng cùng quản lý tài sản của doanh nghiệp đã hợp lí chưa. Chúng ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:

Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng TS =

Doanh thu thuần

Tổng TS

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TS của DN tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần và hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ công ty sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao và ngược lại. Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp.Việc tăng khả năng tạo ra doanh thu thuần từ tài sản là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, cũng như uy tín Công ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển TSNH hay số vòng quay của TSLĐ thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

Hiệu suất sử dụng TSNH

(TSDH) =

Doanh thu thuần TSNH (TSDH)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng TSNH (TSDH) trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng DTT. Số vòng quay TSNH (TSDH) càng lớn thì tốc độ luân chuyển TSNH (TSDH) càng nhanh, hiệu suất sử dụng TSNH (TSDH) càng cao. Ngược lại, hệ số TSNH này thấp thì có thể tiền mặt tồn quỹ nhiều, số lượng các khoản phải thu lớn. Vòng quay tiền và thời gian quay vòng tiền

17

Vòng quay tiền phản ánh thời gian quay vòng của tiền trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay tiền và thời gian quay vòng tiền được xác định như sau:

Vòng quay tiền =

Doanh thu thuần Tiền và chứng khoán ngắn hạn

Thời gian quay vòng tiền =

360

Vòng quay tiền

Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay tiền càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hóa rẻ doanh nghiệp có thể dự trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, tiền được dự trữ ở mức không hợp lí có thể gây ra nhiều bất lợi. Thứ nhất điều kiện thiếu vốn ở các doanh nghiệp đang khá phổ biến, việc giữ quá nhiều tiền sẽ gây ứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vào tài sản khác, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm. Thứ hai, do giá trị theo thời gian và do tác động của lạm phát đồng tiền sẽ giảm giá trị. Vì vậy cần quan tâm tới tốc độ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp.

Vòng quay HTK và thời gian quay vòng hàng tồn kho

Vòng quay HTK là số lần HTK bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay HTK được xác định theo công thức:

Vòng quay

hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho

Thời gian quay vòng hàng tồn kho =

360

Vòng quay hàng tồn kho

Dự trữ và tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ của doanh nghiệp. Vì vây, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và

18

không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ. Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp…

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hóa của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng đề bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và được xác định theo công thức :

Vòng quay các khoản

phải thu =

Doanh thu thuần Các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh toán khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ lệ này có thể cho người phân tích và sử dụng thông tin biết được hiệu quả chất lượng của việc quản lí các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên, điều này có thể gây giảm doanh thu do chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn. Vòng quay các khoản phải thu thấp chúng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp không có hiệu quả và tiềm ẩn rủi ro.

19

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt với không ít các rủi ro. Đó là giá trị hàng hóa lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đán lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến vòng quay các khoản phải thu. Hay nói cách khác cần quản lí được kì thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.

Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Số ngày này chính là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng và đượ xác định theo công thức:

Kì thu tiền trung

bình (ngày ) =

360

Vòng quay các khoản phải thu

Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền càng thấp và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Tính chất của doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.

Tình trạng của nền kinh tế: khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ đề giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.

Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém vầ chi phí tài chính

20

Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tùng bách (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)