Cơ cấu nợ phải trả của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên giầy thượng đình (Trang 64 - 68)

- Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ.

c/ Cơ cấu nợ phải trả của Công ty

Trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ dài hạn. Cụ thể năm đầu năm 2008 tỷ lệ nợ ngắn hạn của Công ty là 79,95% thì đến cuối năm đã tăng lên thành 82,18 %.Trong kh đó nợ dài hạn chỉ chiếm 17,82%.Điều này cho thấy vốn từ bên ngoài của Công ty chủ yếu được huy động dưới hình thức nợ ngắn hạn, sẽ làm cho nghĩa vụ thanh toán của Công ty trong năm là rất lớn.

Tuy nhiên cả nợ ngắn hạn và dài hạn của Công ty trong năm đều giảm, nợ ngắn hạn giảm từ 71.124.136 nghìn đồng xuống còn 69.590.015 nghìn đồng vào cuối năm tương ứng với tỷ lệ giảm 2,16%.

Nợ dài hạn đầu năm là 17.833.099 nghìn đồng đến cuối năm giảm 2.739.977 nghìn đồng xuống còn 15.093.122 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15,36%. Chủ yếu là giảm từ các khoản vay và nợ ngắn, dài hạn. Điều

Nguồn: Phòng kế toán

Bảng 13: So sánh các khoản nợ của công ty phải trả năm 2008 với năm 2007

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng giảm

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiên Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tỷ lệ(%)

A.Nợ phải trả 88.957.23 6 100 84.683.137 100 -4.274.099 0 -4.80 I.Nợ ngắn hạn 71.124.13 6 79.95 69.590.015 82.18 -1.534.121 2.22 -2.16 1.Vay và nợ ngắn hạn 39.119.601 55. 33.563.309 48.23 -5.556.292 -6.77 -14.2 2.Phải trả người bán 26.970.952 37.92 31.346.721 45.04 4.375.769 7.12 16.22

3.Người mua trả tiền trước 236.075 0.33 741.282 1.07 505.207 0.73 214

4.Thuế và các khoản phải nộp 182 0.00026 424 0.00061 242 0.00035 133

5.Phải trả người lao động 1.400.551 1.97 2.078.329 2.99 677.778 1.02 48.39

6.Các khoản phải trả khác 3.396.773 4.78 1.859.948 2.67 -1.536.825 -2.10 -45.24 II.Nợ dài hạn 17.833.09 9 20.05 15.093.122 17.82 -2.739.977 -2.22 -15.36 4.Vay và nợ dài hạn 17.585.63 4 98.61 14.707.099 97.44 -2.878.535 -1.17 -16.37 6.Dự phòng trợ cấp mất việc 247.465 1.39 386.022 2.56 138.557 1.17 56

tỷ trọng này là 37,92%, đến cuối năm tăng lên 45,08% với số tiền chiếm dụng của người bán tại thời điểm cuối năm là 31.346.721 nghìn đồng. Như vậy đây là một dấu hiệu tốt bởi vì Công ty đã chiếm dụng được một khoản vốn không phải trả lãi phục vụ sản xuất kinh doanh. Qua tìm hiểu cho thấy Công ty vẫn đáp ứng đúng nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, giữ uy tín với bạn hàng.Như vậy việc tăng này có thể coi là hợp lý.

Bên cạnh đó Công ty còn chiếm dụng được một khoản vốn từ khoản người mua trả tiền trước là 505.207 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng 214% so với năm 2007. Cùng với thuế và các khoản phỉa nộp Nhà nước cũng tăng lên. Đây là những khoản Công ty chiếm dụng được trong quá trình snả xuất kinh doanh vì vậy công ty cần phải thận trọng khi sử dụng nguồn vốn này. Bởi vì trong thời gian cho phép thì nguồn vốn chiếm dụng trở nên hữu dụng đối với công ty nhưng không còn thời hạn thì nguồn vốn này lại trở thành ghánh nặng. Do đó khi sử dụng công ty chỉ có thể sử dụng vào mục đích tạm thời, bảo đảm nguyên tắc hoàn trả theo đúng quy định.

Xem xét tình hình cụ thể về tài chính năm 2008 của Công ty ta thấy: Nợ phải trả 84.683.137nđ Hệ số nợ = = = 0,58 (58%) Tổng nguồn vốn 145.28.304nđ Nguồn vốn chủ sở hữu 60.606.167nđ Tỷ suất tự tài trợ = = = 0,42 (42%) Tổng nguồn vốn 145.289.304nđ

Như vậy, xét về góc độ tài chính thì tính độc lập về kinh doanh của Công ty là tương đối cao, Công ty có thể tự chủ cề mặt tài chính. Hệ số nợ của Công ty cuối năm 2008 là 0,58, tỷ suất tự tài trợ là 0,42 cũng ở mức an

dụng nợ vay để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên. Do đó Công ty có thể phát huy được tác dụng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua việc vay nợ.

Phải trả người lao động tính đến cuối năm 2008 là 2.087.329 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 2.99% tăng 677.778 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 48.39% so với cuối năm 2007.

Tóm lại: Tình hình biến động nguồn vốn trong thời gian qua là khá hợp lý và xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để đánh giá cụ thể hơn cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn chúng ta cần có sự đối chiếu liên hệ giữa vốn và nguồn vốn thông qua việc xem xét tình hình tài trợ vốn của Công ty như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên giầy thượng đình (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w