Nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên giầy thượng đình (Trang 59 - 64)

- Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ.

b/Nguồn vốn kinh doanh của Công ty

* Xét theo quan hệ sở hữu

Nguồn vốn theo quan hệ sở hữu chủ yếu là vốn vay.Tuy nhiên trong năm 2008 lượng vốn vay giảm và vốn chủ sở hữu tăng lên. Nếu như đầu năm vốn chủ sở hữu của Công ty là 58.546 triệu đồng chiếm 39,69% trong tổng nguồn vốn, thì đến cuối năm vốn chủ sở hữu đã tăng thêm 2.060 triệu đồng và chiếm 41,71% tổng nguồn VKD. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu ở vốn góp, quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối, trong năm Công ty đã trích lập thêm quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận chưa phân phối là 268 triệu đồng do đó quỹ dự phòng tài chính tăng lên là 655 triệu đồng, bên cạnh đó Công ty còn 515 triệu đồng lợi nhuận chưa phân phối. Thăng dư vốn cổ phần cuối năm so với đầu năm không thay đổi.

Cơ cấu nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm xuống, từ 60,31% xuống 58,29% trong tổng nợ phải trả của Công ty. Cuối năm so với đầu năm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm chủ yếu là từ các khoản vay ngắn và dài hạn. Điều này chứng tỏ vào cuối năm Công ty đã giảm các khoản vay ngân hàng, thu hẹp quy mô sản xuất, Công ty đã có cố gắng trong công tác thanh

Nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn tạm thời vào. Cuối năm 2008 tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên là 52,1% còn nguồn vốn tạm thời là 47,9%. Điều này cho thấy DN đảm bảo được mức độ an toàn trong kinh doanh, tính tự chủ của Công ty là tương đối cao. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì DN phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn.

Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của DN còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ NH Ta có: Nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2007 :

= 76.154 – 71.124 = 5.030 triệu đồng

Nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2008 : = 77.228 - 33.563 = 43.665 tr.đồng

Ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2008 giảm đi so với năm 2007. Sở dĩ có điều này là vì trong năm 2008 nợ ngắn hạn của Công tygiảm rất mạnh từ 71.124 triệu đồng năm 2007 xuống còn 33.563 triệu đồng. Chủ yếu là giảm ở các khoản nợ ngắn và dài hạn. Điều này cho thấy công ty đã có cố gắng trong việc giảm các khoản nợ.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để tài trợ cho TSLĐ và tạo ra một mức độ an toàn cho DN trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của DN được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì DN phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Số đầu năm Số cuối năm Tăng giảm

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

A.Vốn kinh doanh 147.503 100 145.289 100 -2.214

Vốn cố định 71.349 48.37 68.061 46.85 -3.288 -1.52

Vốn lưu động 76.154 51.63 77.228 53.15 1.074 1.52

B.Nguồn vốn kinh doanh 147.503 100 145.289 100

I.Theo quan hệ sở hữu

1.Vốn chủ sở hữu 58.546 39.69 60.606 41.71 2.060 2.02

2.Nợ phải trả 88.957 60.31 84.683 58.29 -4.274 -2.02

- Nợ ngắn hạn 71.124 79.95 69.590 82.18 -1.534 2.22

II.Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

- Nguồn vốn tạm thời 71.124 48.22 69.590 47.9 -1.534 5.7

dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN mang tính thời vụ do đó nguồn vốn tạm thời của DN luôn giữ ở mức cao. Tuy nhiên nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên đều có xu hướng giảm xuống vào cuối năm. Nếu như đầu năm 2008 nguồn vốn tạm thời của công ty là 71.124 triệu đồng thì đến cuối năm giảm xuống còn 69.590 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,7%, nguồn vốn thường xuyên giảm 680 triệu đồng với tỷ lệ 0,32%, do DN đã giảm các khoản nợ. Đây cũng là một điều tốt trong việc quản lý và sử dụng nợ vay.

Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên giầy thượng đình (Trang 59 - 64)