Đọc hướng dẫn trong mục 3 (SGK) Trả lời câu hỏi:

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 153 - 154)

II- CÁCH VIẾT VĂN BẢN QUẢNG CÁO

3- Đọc hướng dẫn trong mục 3 (SGK) Trả lời câu hỏi:

a) Những nội dung lớn của văn học Việt nam trong quá trình phát triển? Gợi ý: (Xem mục Các đặc điểm lớn về nội dung...- Bài học tuần 12).

Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử phát triển là: chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống, tiếp xúc với văn học nước ngoài như thế nào? Chứng minh.

Gợi ý:

+ Văn học viết Việt Nam đƣợc xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam. Chứng minh:Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hƣơng... đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiểu yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì...

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hƣởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa. Chứng minh: phần lớn sáng tác thời phong kiến đều đƣợc viết bằng chữ Hán, theo các thể loại của văn học Hán, nhất là thơ Đƣờng, tiểu thuyết chƣơng hồi, các thể cáo, hịch, phú, ngâm khúc, kí sự v.v..., nhiều tác phẩm có giá trị; các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hƣởng về thể loại của văn học Trung Quốc nhƣ thơ Nôm Đƣờng luật của Hồ Xuân Hƣơng, Bà huyện Thanh Quan,...Kể cả

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng nhƣ đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hƣởng của văn học phƣơng Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại.Chứng minh: phong trào Thơ mới phá bỏ thể thơ Đƣờng luật, đƣa thơ tự do và các thể thơ phƣơng Tây vào Việt Nam, tạo ra các thể loại thơ mới, với cách cảm thụ mới. Các tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự... của Vũ Trọng Phung, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều đƣợc viết theo phong cách của văn học phƣơng Tây.

c) Sự khác nhau giữa hai thời kì văn học về ngôn ngữ và hệ thống thể loại? Gợi ý:

+ Thời kì văn học trung đại (Từ TK.X đến hết TK.XIX):

- Về ngôn ngữ, do phải dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức nên có nhiều từ Hán ngữ, chịu ảnh hƣởng của lối diễn đạt Hán ngữ. Chẳng hạn rất nhiều từ ngữ của chữ Hán, nhiều điển cố, điển tích, từ ngữ thƣờng theo nghĩa ƣớc lệ, tƣợng trƣng, và thƣờng xuyên sử dụng lối văn biền ngẫu trong diễn đạt.

http://onluyen.net

Về thể loại, văn học viết Việt Nam vẫn lấy các thể loại trong văn học Hán làm cơ bản, chẳng hạn: thơ Đƣờng luật, tiểu thuyết chƣơng hồi, cáo, hịch,... Cũng có một số thể thơ đặc trƣng của dân tộc nhƣ thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn,...

+ Thời kì hiện đại (Từ đầu TK XX đến nay):

- Về ngôn ngữ: xoá bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, không hoặc ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụng từ Hán- Việt (dùng nhiều từ thuần Việt hơn), bỏ dần lỗi diễn đạt theo ngữ pháp Hán; lối viết ƣớc lệ, tƣợng trƣng, câu văn biền ngẫu...

- Về thể loại: bỏ dần thơ Đƣờng luật, thay bằng các thể thơ tự do; thơ thất ngôn không chiếm ƣu thế nhƣ trƣớc; bỏ tiểu thuyết chƣơng hồi, thay bằng tiểu thuyết hiện đại kiểu phƣơng Tây; bỏ các thể cáo, hịch, chiếu, chỉ, dụ, văn tế.., chuyển thành các dạng văn xuôi hiện đại; các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tuỳ bút ra đời và chiếm ƣu thế...

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)