LUYỆN TẬP TẠI LỚP

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 70 - 75)

Đọc mục II (SGK) và trả lời câu hỏi:

Câu 1- Xác định đề tài...

HS đọc mục 1. (SGK) và trình bày dự định (những ý chính) cho bài viết thực hiện một trong hai yêu cầu trong SGK.

Gợi ý:

Yêu cầu 1- Giới thiệu Anh-xtanh. Tham khảo:

“Trong số những nhà khoa học vĩ đại đã mang đến cho nhân loại một bức tranh vũ trụ mới và đã có công cải tạo thế giới tự nhiên, An- be Anh-xtanh là một, nếu không nói là nhà sáng tạo về khoa học tự nhiên vĩ đại nhất của nửa đầu thế kỉ XX.

... Những công trình của Anh-xtanh đã đạt tới đỉnh cao nhất của nền vật lí học hiện đại, những công trình mà ngƣời ta chỉ có thể diến đạt đƣợc trọn vẹn với một công cụ toán học tối tân, đồ sộ...

Anh-xtanh không chỉ là nhà khoa học, ông còn là một con ngƣời yêu chuộng chân lí và chính nghĩa. Ông đã thấy trách nhiệm của mình trƣớc xã hội và đã đấu tranh không khoan nhƣợng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa đế quốc.

Không chỉ có thế, Anh-xtanh còn là hình ảnh của sự trong sáng về tâm hồn, một con ngƣời khinh miệt đến cùng cực cái hung bạo, những tham vọng tầm thƣờng.

Con ngƣời Anh- xtanh là một sự nhất trí hiếm có giữa cái trong sáng về tâm hồn và cái trong sáng về tƣ duy.

Trên đây là những điểm chính mà chúng tôi muốn nhấn mạnh về Anh-xtanh”.

(Theo Nguyễn Hoàng Phƣơng- Lời giới thiệu cuốn An-be Anh-xtanh, NXB. Giáo dục. Hà Nội, 1996).

Yêu cầu 2- Giới thiệu một danh nhân đất Việt.

HS tự chọn một danh nhân mà mình yêu thích để giới thiệu. Có thể dựa trên bài viết khái quát về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trong SGK, hoặc dựa trên các sách tham khảo để viết về các nhân vật nhƣ Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, Hoài Văn Trần Quốc Toản, nhà sử học Lê Văn Hƣu...

http://onluyen.net

Câu 1- Xây dựng dàn ý...

a- Mở bài (Câu hỏi trong SGK): Gợi ý:

- Để nêu đƣợc đề tài bài viết (nhƣ giới thiệu về danh nhân nào, tác giả nào, nhà khoa học nào?...) cần gọi tên đề tài và đƣa ra đặc điểm nổi bật của nó.

- Để ngƣời đọc nhận ra kiểu văn bản (thuyết minh), cần sử dụng các ngôn từ đặc trƣng của thuyết minh hoặc nêu trực tiếp mục đích thuyết minh.

- Để thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, cần trình bày trung thực, hấp dẫn.

b- Thân bài:

- Muốn tìm ý, chọn ý, cần lựa chọn những tri thức, xem xét độ chính xác và tầm quan trọng của mỗi thông tin đối với bạn đọc...

- Muốn sắp xếp ý, cần nghiên cứu cấu trúc của bài viết một cách phù hợp, sao cho trật tự trƣớc sau , trật tự lô- gíc...giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa.

c- Kết bài:

-Muốn trở lại với đề tài thuyết minh, cần khái quát toàn bộ nội dung đã thuyết minh trong phần thân bài, dùng câu văn liên kết để chuyển ý, chuyển đoạn.

- Muốn lƣu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả, cần có những từ ngữ ấn tƣợng, lịch sự, xã giao... trong kết thúc bài.

Luyện tập:

Xây dựng dàn ý cho các đề văn thuyết minh.

Đề 1- Giới thiệu một tác giả văn học.

Tham khảo: a- Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi (1380-1444). - Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học. b- Thân bài:

- Một vài nét về cuộc đời của Nguyễn Trãi. - Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi:

+ Các tác phẩm chính.

+ Nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi. + Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi.

c- Kết luận: Khẳng định vị trí về tƣ tƣởng cũng nhƣ về văn học của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn hóa văn học Việt Nam.

Đề 2- Giới thiệu một tấm gƣơng học tốt.

a- Mở bài: Giới thiệu một số nét chính về tấm gƣơng học tốt: tên, nơi học tập... b- Thân bài:

- Hoàn cảnh sống.

- Những thành tích nỗi bật về học tập. - Phƣơng pháp học của bạn.

c- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về tấm gƣơng học tốt.

Đề 3- Giới thiệu một phong trào của trƣờng (lớp) mình. a- Mở bài:

- Giới thiệu về lớp, về trƣờng mình.

- Giới thiệu về các hoạt động nổi bật của lớp (của trƣờng) mình. (Ví dụ: phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao).

b- Thân bài:

http://onluyen.net

- Diễn biến của phong trào + Bắt đầu.

+ Phát triển . + Kết quả.

- Ý nghĩa của phong trào. c- Kết luận:

- Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trƣờng). - Những bài học rút ra từ phong trào.

Đề 4- Trình bày các bƣớc của một quá trình học tập (hoặc một quy trình sản xuất). a- Mở bài: Giới thiệu về việc đọc một tác phẩm tự sự.

b- Thân bài:

+ Nêu các bƣớc của việc đọc một tác phẩm tự sự: - Đọc từng phần.

- Đọc kết hợp với suy ngẫm.

- Chú ý đến sự phát triển của các tuyến nhân vật và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm.

- Tóm tắt tác phẩm.

- Tìm ra nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. + Ý nghĩa của việc đọc một tác phẩm tự sự.

c- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và cách thực đọc một tác phẩm tự sự.

TUẦN 19 2

ĐỌC VĂN:

BÀI PHÖ SÔNG BẠCH ĐẰNG

Trƣơng Hán Siêu

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của ngƣời xƣa. Bài phú đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần ngoan cƣờng, bất khuất, mƣu lƣợc, tài trí, đồng thời cũng thể hiện tƣ tƣởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con ngƣời.

Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đặc biệt là sự sáng tạo hình tƣợng nhân vật khách (đại diện cho hiện tại) và nhân vật các bô lão (chứng nhân lịch sử), đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả- một cái “tôi- tráng sĩ” có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ƣu ái đối với lịch sử, với đất nƣớc.

2. Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kĩ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiệ n nội dung tƣ tƣởng tác phẩm.

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP I- Hƣớng dẫn học bài: I- Hƣớng dẫn học bài:

Bài tập - Nêu vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục Bài phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố.

http://onluyen.net

- Đọc kĩ tiểu dẫn để hiểu về con sông Bạch Đằng và những chiến công của cha ông. Đó là một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lƣợc Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao, năm 1288, nhà Trần tiêu diệt giặc Mông- Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi.

- Bạch Đằng giang là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả viết nên những áng văn thơ tuyệt tác nhƣ Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông; Bạch Đằng giang của Nguyễn Sƣởng;

Bạch đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi; Hậu Bạch đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân... - Bố cục một bài phú thƣờng có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trƣơng Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung.

- Đọc kĩ chú thích để hiểu nghĩa của những từ khó, các điển tích, điển cố nhƣ: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích...

Bài tập 2. Nhận xét về nhân vật "khách” trong đoạn 1? (Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của "khách”? Đặc điểm địa danh lấy trong điển cố Trung quốc và đặc điểm địa danh của đất Việt có gì giống và khác nhau? Qua những địa danh ấy, "khách” là người có "tráng chí” (chí lớn), có tâm hồn như thế nào?).

Gợi ý:

Đọc kỹ chú thích từ "khách”, đọc kỹ đoạn văn bài phú, phân tích các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng qua các từ "chừ” nhấn mạnh ngắt nhịp trong các câu từ "Giương buồm giong gió chơi vơi” đến "Tam Ngô, Bánh Việt”. Từ đó nhận xét về nhân vật “khách”:

- "Khách” là ngƣời mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một "tao nhân mặc khách" ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể.

- "Khách” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm.

- Nhân vật "khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trƣơng Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. "Khách” chính là cái tôi tác giả - một con ngƣời mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ƣu ái đối với lịch sử đất nƣớc.

- Cái tráng chí bốn phƣơng của nhân vật "khách” (cũng là của tác giả) đƣợc gợi lên qua những địa danh. “Khách” đã "đi qua" hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...) và loại địa danh của đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng...). Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phƣơng, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đƣơng đại thể hiện tình yêu đất nƣớc, tâm hồn ƣu ái đối với cảnh trí non sông.

Bài tập 3. Cảm xúc của "khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng là phấn khởi, tự hào hay buồn thương tiếc nuối? Hãy lí giải.

Gợi ý

Trƣớc hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm”, "thướt tha đuôi trĩ một màu”

với "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "bến lách...”...Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trƣớc lịch sử oai hùng của dân tộc nhƣng buồn vì tiếc nuối xót thƣơng những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

Bài tập 4.Nhận xét về nhân vật các bô lão và câu chuyện họ kể trong đoạn 2 (Vai trò của hình tượng các bô lão? Chiến tích trên sông Bạch đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của họ? Thái độ, giọng điệu của họ trong khi kể chuyện?).

http://onluyen.net

Gợi ý:

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phƣơng, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có đƣợc sự đối đáp tự nhiên từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão)

- Các bô lão kể chuyện xƣa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kỳ tích trên sông đƣợc tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hƣng Đạo nhƣng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tinh kỳ phấp phới”), khí thế "hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gƣơm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa" đƣợc tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trƣơng rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tƣởng tƣợng đƣợc tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.

- Những hình ảnh điển tính đƣợc sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử

(Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng nhƣ một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.

- Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhƣng nghe trong đó có giọng của "khách” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hƣởng của cái tôi tác giả.

Bài tập 5-Phân tích đoạn 3 để thấy được ý nghĩa lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của “khách”.

Gợi ý:

Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lý. Lời ca của các bô lão mang âm hƣởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi nhƣ dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lƣu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố đƣợc nhấn mạnh, nêu cao là "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao". Đó là tƣ tƣởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

Bài tập 6.Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú. Gợi ý:

1. Giá trị nội dung: Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nƣớc, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tƣ tƣởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con ngƣời của tác giả.

2. Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tƣợng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ƣu ái đối với lịch sử, với đất nƣớc.

Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại.

2. Luyện tập:

Bài tập 1.Học thuộc một số câu trong bài phú mà anh (chị) thích. Gợi ý:

http://onluyen.net

Bài phú sông Bạch Đằng có nhiều câu hay, đoạn hay. Nên học thuộc cả bài hoặc thuộc một số câu tiêu biểu, làm tƣ liệu cần thiết cho các bài viết sắp tới.

Bài tập 2. Phân tích, so sánh lời ca của "khách” kết thúc Bài phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sƣởng (Xem bản dịch bài thơ trong SGK).

Gợi ý:

- Cả hai đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch đằng của dân tộc ta. - Cả hai đều khẳng định, để cao vai trò vị trí của con ngƣời.

ĐỌC VĂN: NGUYỄN TRÃI A- NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số một trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng là ngƣời chịu nỗi oan khiên thảm khốc hiếm có trong lịch sử. Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi cần thấy đƣợc ông là một nhân cách lớn, một nhà

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)