Bài luyện tập chung:

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 83 - 86)

Đọc đoạn trích tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK) và phân tích tính hấp dẫn của nó.

Gợi ý:

http://onluyen.net

- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tƣợng, giàu liên tƣởng nhƣ: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu",...

- Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được”,...

TUẦN 21 2

ĐỌC VĂN: BÀI TỰA SÁCH “TRÍCH DIỄM THI TẬP”

(Trích diễm thi tập tự)

Hoàng Đức Lƣơng

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Bài tựa sách "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lƣơng ra đời sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Kẻ thù muốn huỷ diệt nền văn hoá của dân tộc ta, đồng hoá nhân dân ta. Trong bối cảnh ấy, công việc sƣu tầm thơ văn của Trần Đức Lƣơng có một ý nghĩa rất lớn. Tựa "Trích diễm thi tập” là một bài tựa hay bởi sự kết hợp giữa việc trình bày, sự biểu cảm và lập luận chặt chẽ. Tác giả đã nhấn mạnh bốn nguyên nhân chủ quan (Ít người am hiểu; danh sĩ bận rộn; thiếu người tâm huyết; chƣa có lệnh vua...) và nguyên nhân khách quan (thời gian và binh hoả ). Từ đó, tác giả nêu động cơ và quá trình hoàn thành bộ sách. Mặc dù là một công việc đòi hỏi nhiều tâm huyết nhƣng tác giả tỏ ra rất khiêm tốn.

Qua bài tựa, ta thấy đƣợc phần nào không khí thời đại, hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm của tác giả đặc biệt tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả về di sản văn hoá do ông cha ta để lại.

2. Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một văn bản cổ viết theo thể tựa vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I. Hƣớng dẫn học bài:

Bài tập 1. Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến "thơ văn không lưu truyền hết ở đời”?

Gợi ý:

Trong phần đầu của bài tựa, tác giả trình bày bốn lý do khiến thơ văn không lƣu truyền hết ở đời:

- Lý do thứ nhất: Chỉ có thi nhân mới thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của thi ca. Có thể đặt tên cho lí do này là “Ít người am hiểu”.

- Lý do thứ hai: Ngƣời có học thì bận rộn chốn quan trƣờng hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Danh sĩ bận rộn”.

- Lý do thứ ba: Có ngƣời quan tâm đến thơ ca nhƣng không đủ năng lực và kiên trì. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Thiếu người tâm huyết”.

- Lý do thứ tƣ: Triều đình chƣa quan tâm. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Chưa có lệnh vua”...

Ngoài bốn lý do thuộc về chủ quan, tác giả còn nêu lý do thuộc về khách quan.

Đoạn tiếp theo từ "Vì bốn lý do kể trên..." đến "... mà không rách nát tan tành" là lí do thứ năm: thời gian và binh hoả có sức huỷ hoại ghê gớm. Đoạn văn kết lại bằng một câu hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định: "... thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?”. Câu hỏi biểu hiện nỗi xót xa của tác giả trƣớc thực trạng đau lòng. Đó là nguyên nhân thôi thúc tác giả làm sách “Trích diễm thi tập”.

http://onluyen.net

Bài tập 2.Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân? Gợi ý:

Phần tiếp theo, tác giả trình bày động cơ khiến mình phải sƣu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc để soạn “Trích diễm thi tập”. Đó là:

- Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm"không khảo cứu vào đâu được". Ngƣời học làm thơ nhƣ Hoàng Đức Lƣơng "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường".

- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách “Trích diễm thi tập” bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”.

Đó là những động cơ thôi thúc tác giả soạn sách “Trích diễm thi tập”.

Việc làm thì hết sức lớn lao, công phu và ý nghĩa, không phải ai muốn cũng làm đƣợc. Song, tác giả thể hiện thái độ hết sức khiêm tốn. Đây là thái độ thƣờng thấy của ngƣời phƣơng Đông thời trung đại. Hoàng Đức Lƣơng tự coi mình là "tài hèn sức mọn", khi nói về việc đƣa thơ của mình vào cuối các quyển, tác giả nói "mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết".

Để hoàn thành “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lƣơng đã phải: "tìm quanh hỏi khắp" để sƣu tầm thơ ca của những ngƣời đi trƣớc. Rồi tác giả "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều". Sau đó là công việc biên soạn "chọn lấy bài hay" rồi "chia xếp theo từng loại". Tác giả đặt tên sách là Trích diễm, gồm 6 quyển. Đây là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, ngƣời không tâm huyết sẽ không thể làm đƣợc.

Bài tập 3. Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này?Anh (chị) có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn do ông tiến hành?

Gợi ý:

Để trả lời câu hỏi này cần có cái nhìn tổng hợp toàn bài. Cần nhấn mạnh đến những ý sau: - Niềm tự hào về văn hiến dân tộc.

- ý thức trách nhiệm trƣớc di sản văn học của cha ông bị thất lạc. - Tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự cƣờng trong văn học.

Bài tập 4. Anh (chị) cho biết một ý kiến xuất hiện trước “Trích diễm thi tập” nói về văn hiến dân tộc.

Gợi ý:

Trƣớc Hoàng Đức Lƣơng, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:

"Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”...

Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân Việt Nam đang trên đà đƣợc khẳng định. Bài tập 5.Nhận xét tổng quát về bài tựa?

Gợi ý:

Bài tựa có lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hoà quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. Lòng yêu nƣớc đƣợc thể hiện ở thái độ trân trọng di sản văn hoá của cha ông, niềm đau xót trƣớc thực trạng. Qua lời tựa, ngƣời đọc còn thấy đƣợc cả không khí thời đại cùng tâm trạng của tác giả.

II-Luyện tập:

Tìm các dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc.

Gợi ý:

Ngoài bài tựa của Trần đức Lƣơng, bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, còn nhiều tác phẩm của các tác giả khác nhƣ Nam quốc sơn hà của Lý Thƣờng Kiệt (mặc dù chỉ là gián tiếp),

http://onluyen.net

Đại Việt sử kí của Lê Văn Hƣu, Đại Việt sử kí toàn thư của Nhô Sĩ Liên, Hiền tài là nguyên khí quố gia (Bài kí đề danh bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung là những dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xƣa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc.

TIẾNG VIỆT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT A- NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I- Về lịch sử tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xƣa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)