I- HƢỚNG DẪN HỌC BÀ
B- GỢI Ý LÀM BÀI TẬP PHẦN LUYỆN TẬP
Bài tập 1- Khi trình bày một vấn đề thông thƣờng phải đi qua ba bƣớc: bắt đầu trình bày - trình bày nội dung chính, kết thúc và cảm ơn. Dựa vào cấu trúc này chúng ta có thể sắp xếp lại:
Gợi ý:
1- Các câu sau tƣơng ứng với phần Bắt đầu trình bày:
- Chào các bạn! cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tên tôi là .... ... làm việc ở cơ quan... - Chào các bạn! tôi rất phấn khởi đƣợc đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là...
- Trƣớc khi bắt đầu, cho phép tôi đƣợc nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ty...trong ...năm...
2- Câu sau tƣơng ứng với phần Trình bày nội dung chính:
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài. Thứ nhất... 3- Các câu sau tƣơng ứng với phần Chuyển qua chủ đề khác:
- Để xem xét tất cả các phƣơng án có thể, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phƣơng án.
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trƣờng. Nhƣ các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lý phế thải....
4- Các câu sau tƣơng ứng với phần Kết thúc và cảm ơn:
- Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu.
- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói và đến đây một lần nữa, lƣớt qua những điều chính đã nêu...
Bài tập 2- (SGK)
Gợi ý:
Dự kiến các nội dung cần trình bày: a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày.
- Ứng xử hàng ngày trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo nên quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.
- Sự ứng xử phải thể hiện đƣợc nét thanh lịch. - Thế nào là nét thanh lịch trong ứng xử: + Qua thái độ, nét mặt, cử chỉ.
http://onluyen.net
+ Qua sự am hiểu đối tƣợng...
- Làm thế nào để tạo đƣợc nét đẹp thanh lịch trong ứng xử. b) Nghệ thuật gây thiện cảm.
- Qua cách nói năng, sự giao tiếp. - Qua cử chỉ, hành động.
- Qua vốn hiểu biết về đối tƣợng giao tiếp. - Qua vốn văn hoá....
c) Thần tƣợng của tuổi học trò. - Thế nào là thần tƣợng?
- Biểu hiện của sự thần tƣợng ở tuổi học trò. + Sự ngƣỡng mộ về một nhân vật nổi tiếng. + Sự bắt chƣớc làm theo thần tƣợng.
d) Giữ gìn môi trƣờng xanh, sạch, đẹp.
- Vai ttrò của môi trƣờng đối với cuộc sống của con ngƣời. - Các biện pháp giữ gìn môi trƣờng....
e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi ngƣời. - Thực tế về thảm hoạ vi phạm giao thông hiện nay.
- Nguyên nhân dẫn đến những thảm hoạ về an toàn giao thông. + Sự coi tƣờng tính mạng và pháp luật.
+ Ý thức về luật lệ giao thông kém.
- Cách khắc phục, giữ an toàn giao thông...
Bài tập 3- (SGK)
Gợi ý:
Có thể dựa trên các nội dung chính ở các vấn đề đã nêu ở bài tập 2, từ đó chuẩn bị và trình bày trƣớc lớp. Lƣu ý chọn lựa cách giới thiệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói. Trƣớc khi trình bày cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích của ngƣời nghe...
LÀM VĂN: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3 YÊU CẦU
1- Sau bài học này, HS nắm vững kĩ năng làm văn tự sự, biết kể lại, thuật lại một cách trung thực và có sáng tạo hợp lí những câu chuyện đã đọc, đã học hoặc những câu chuyện trong thực tế cuộc sống. Trong khi kể, HS biết miêu tả và biểu cảm khi cần thiết.
2- HS tự rút kinh nghiệm thông qua điểm số, tham khảo bài của các bạn khá hơn và theo dõi nhận xét của GV.
TUẦN 17
LÀM VĂN: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
A- KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG
1- Hiểu đƣợc tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân trong công việc, trong các hoạt động của đời sống hàng ngày.
2- Nắm đƣợc cách lập kế hoạch cá nhân.
http://onluyen.net