Thuyết minh về một tác gia văn học:

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 111)

Đề 1. Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi. Gợi ý:

Bài giới thiệu có thể theo các ý chính sau đây:

- Nguyễn Trãi là nhân vật toàn tài, hiếm có trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến. Ông là một nhà quân sự đại tài, nhà văn hoá xuất sắc và nhà văn lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

- Ông sinh và mất năm nào? là con của ai? cháu ngoại của ai? - Lúc nhỏ ông đƣợc học hành thế nào? Đỗ đạt gì?

- Khi giặc Minh sang xâm lƣợc, đất nƣớc, gia đình, và bản thân ông đã gặp hoạ gì?

- Ông theo Lê Lợi và đƣợc Lê Lợi tin dùng nhƣ thế nào? Vai trò của ông trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của dân tộc ta?

- Tác phẩm chính của ông trên các phƣơng diện quân sự - chính trị (Bình Ngô sách, Binh thư yếu lược, Quân trung từ mệnh tập), văn hoá - khoa học (Dư địa chí) v.v...

Đặc biệt ông có nhiều đóng góp trên lĩnh vực văn học. Các tác phẩm chính: Phú núi Chí Linh, ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Bình Ngô đại cáo...

- Các tác phẩm của ông toát lên tƣ tƣởng yêu nƣớc, thƣơng dân, đồng thời cũng thể hiện một tâm hồn phóng túng, lãng mạn, tài hoa, nhƣng rất cƣơng trực, có bản lĩnh vững vàng, tầm nhìn sáng suốt...

- Nguyễn Trãi có vị trí rất quan trong trong lịch sử văn hoá, văn học dân tộc.

Đề 2. Giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về tác giả của những bài thơ hai-kư nổi tiếng của Ma-su-ô Ba-sô (Nhật Bản).

Gợi ý:

Dựa vào phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-kƣ của Ma-su-ô Ba-sô, bài thuyết minh gồm các ý sau: - Ma-su-ô Ba-sô là nhà thơ hàng đầu Nhật Bản, tác giả của những bài thơ hai-kƣ nổi tiếng thế giới.

- Tóm tắt tiểu sử của Ma-su-ô Ba-sô: năm sinh, năm mất; quê quán, gia đình; các mốc lớn trong cuộc đời; những phẩm chất, tính cách con ngƣời Ba-sô.

- Sự nghiệp văn học của Ba-sô: những tác phẩm tiêu biểu; đặc điểm tƣ tƣởng và nghệ thuật của các sáng tác.

- Công lao của Ma-su-ô Ba-sô đối với thể thơ hai-cƣ.

- Đánh giá chung: Ma-su-ô Ba-sô với thể thơ hai-cƣ của ông không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn có ảnh hƣởng lớn đến nền thi ca nhân loại, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.

Đề 3. Giới thiệu về La Quán Trung, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Tam quốc diễn nghĩa.

Gợi ý:

Nội dung kiến thức chủ yếu dựa vào phần Tiểu dẫn bài Hồi trống Cổ Thành. Tuy nhiên ngƣời viết cần đọc thêm các sách tham khảo để bài viết thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn. Bố cục của bài viết chia làm hai phần chính:

Phần thứ nhất: Tiểu sử La Quán Trung.

Phần thứ hai: Sự nghiệp văn học của La Quán Trung.

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)