Về lịch sử tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xƣa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á Tiếng Việt có

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 86)

quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trƣởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cƣờng và tự chủ.

Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mƣờng, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mƣờng, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á nhƣ nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...

Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mƣợn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.

2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ.

Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm.

Chữ Nôm có thể đƣợc hình thành từ TK.VIII- TK IX, đƣợc sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lƣu văn chƣơng Nôm phát triển và có những bƣớc tiến rõ rệt.

Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.

3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.

Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ.

Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đƣơc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật...

Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng đƣợc du nhập vào hệ thống tiếng Việt.

4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Tiếng Việt đƣợc mở rộng và hoàn thiện, đƣợc dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, đƣợc dùng để giảng dạy ở nhà trƣờng (mọi cấp học)

Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nƣớc Việt Nam giàu đẹp.

Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dƣỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu để học tốt ngữ văn đây (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)