Doa ống tủy hay không doa ống tủy

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị gãy hở hai xương cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt tại bệnh viện xanh pôn (Trang 59 - 61)

Vấn đề còn đang tranh luận hiện nay là có doa ống tủy hay không doa ống tủy trong điều trị GH2XCC bằng đóng ĐNT có chốt.

Hiện nay có hai trường phái, một bên thì khuyến khích doa ống tủy còn một bên chủ trương không doa ống tủy với lý do việc doa ống tuỷ có thể phá vỡ hệ thống mạch máu trong tuỷ xương, làm chậm liền xương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vì vậy câu hỏi được đặt ra là việc doa ống tủy có ảnh hưởng như thế nào đối với hệ thống mạch máu nuôi xương và có làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong gãy xương hở hay không?

Nghiên cứu thực nghiệm của Klein và cộng sự năm 1989 [78] về ảnh hưởng của doa ống tủy đến tuần hoàn trong ống tủy xương chày chó cho thấy, 7 giê sau khi doa ống tủy và đóng đinh có sự suy giảm đáng kể hệ thống mạch máu trong ống tủy. Tuy nhiên tác giả cho rằng những ảnh hưởng này không thật sự đáng lo ngại vì hệ thống mạch máu này sẽ hồi phục sau đó.

Các nghiên cứu thực nghiệm của Kessler [79] trên thỏ và chó, nghiên cứu của Schemitsch [80] trên cừu cũng cho thấy doa ống tuỷ có ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu trong ống tuỷ nhưng đều được hồi phục hoàn toàn.

Đối với nguy cơ nhiễm trùng Kessler [79] thấy rằng đối với gãy xương kín thì không có sự khác biệt giữa nhóm doa ống tuỷ và không doa ống tuỷ. Tác giả khuyến cáo đối với những trường hợp gãy xương hở phức tạp thì nên cân nhắc, vì nếu doa ống tuỷ vô tình chúng ta có thể đưa vi khuẩn từ vết thương vào ống tuỷ. Krettek[63] cho rằng doa ống tuỷ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là đối với những trường hợp gãy hở xương chày, tỷ lệ nhiễm khuẩn có thể lên đến 21% nên doa ống tuỷ không được khuyến cáo.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ và thời gian liền xương, tỷ lệ nhiễm trùng giữa hai phương pháp doa và không doa ống tuỷ trong các gãy xương hở.

Năm 1997, Keating và cộng điều trị cho 91 BN GH2XCC từ độ I đến độ III theo hai phương pháp doa và không doa ống tuỷ cho kết quả sau[80]:

Bảng 4.1 : So sánh thời gian liền xương giữa doa và không doa ống tuỷ.

Phân loại theo Thời gian liền xương ( Tuần) P Value Doa ống tuỷ Không doa ống tuỷ

Độ I 28 (12- 45 ) 21 ( 6- 38 ) 0,45

Độ II 28 (21- 36 ) 27 (17- 36 ) 0,78

Độ IIIA 34 ( 23- 45 ) 31 ( 20- 43 ) 0,6 Độ IIIB 34 (10- 51 ) 35 ( 18- 52 ) 0,81

Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ nhiễm trùng giữa doa và không doa ống tuỷ.

Phương pháp Doa Không doa P Value

Nhiễm trùng % 4,3 2,4 0,92

Tác giả thấy rằng không có sự khác biệt về thời gian liền xương, về tỷ lệ nhiễm trùng giữa hai phương pháp doa và không doa ống tủy.

Các kết quả nghiên cứu của Blachut, O'Brien, Meek (năm 1997) [59], nghiên cứu của Finkemeier, Schmidt, Kyle (năm 2000) [65] và nghiên cứu của Larsen, Madsen, Hoiness (năm 2004) [82] còng chứng minh cho điều đó. Đối với chúng tôi, 100% sè BN GH2XCC trong nghiên cứu đều được doa ống tủy vì hai lý do sau đây:

- Sau khi doa, ống tuỷ xương chày từ hình đồng hồ cát trở thành một ống đồng đều nên đóng được đinh đúng cỡ sẽ khít chặt hơn, không gây mở góc các đường gãy.

- Ngoài ra, các mạt xương được tạo ra trong khi doa, được Ðp về ổ gãy cũng giúp cho quá trình liền xương nhanh hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị gãy hở hai xương cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt tại bệnh viện xanh pôn (Trang 59 - 61)