6. Bố cục của đề tài
3.2.5. Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và phát
phát triển lễ hội truyền thống
Hoà Bình là cái nôi của người Việt Cổ vùng đất có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Nơi đây còn lưu trữ những giá trị khảo cổ như: Hang Xóm Trại, hang mái Đá Làng Vành, hang Muối, nơi đây đã lưu trữ những mảnh gốm, sứ, và những mảnh sương chứng minh Người Việt cổ đã từng sinh sống ở đây, tạo nên một nền văn hóa Hòa Bình có giá trị khảo cổ với cả thế giới. Ngoài gia hòa Bình là nơi sinh sống của bẩy dân tộc anh em, đã tạo nên nơi đây một bức tranh dân tộc đa mầu sắc, với những giá trị văn hóa mà không nơi nào có được, những lễ hội độc đáo, những bản sắc phong tục tập quán riêng. Đây là những thế mạnh không thể so sánh của tỉnh Hòa Bình, chính vì thế việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng các lễ hội làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.
- Các giải pháp cụ thể
+ Cần có sự kết hợp hài hòa giữa việc khai thác và đầu tư tôn tạo, nhằm giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua các sản phẩm du lịch của địa phương. Xây dựng, ban hành các cơ chế phối kết hợp giữa phát triển du lịch với việc tổ chức các lễ hội dân tộc nhằm bảo tồn và thu hút khách du lịch. Phối hợp giữa du lịch và bản sắc văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc để thu hút khách du lịch. Phối hợp giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch sản xuất công nghiệp để sản xuất công nghiệp không tác động xấu đến du lịch do ô nhiễm môi trường. Phối hợp giữa quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng với quy hoạch phát triển du lịch, tạo điều kiện ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng du lịch.
+ Đối với các điểm du lịch sinh thái như khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch tự nhiên như hang động thác nước, các khu di tích cách mạng... cần giữ nguyên hiện trạng để đảm bảo yếu tố sinh thái cảnh quan. Ngành Du lịch nếu kết hợp với các ngành hữu quan tiến hành khai thác các giá trị văn hoá vật chất tinh thần và các dân tộc đồng thời phát huy tác dụng của nó để phục vụ khách du lịch. Bảo vệ giữ gìn tôn tạo phục, hồi các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trên quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm như. Tổ chức lại các lễ hội
truyền thống của các dân tộc, khôi phục khuyến khích tầng lớp trẻ học các điệu múa điệu hát, các bản “Mo” Mường…, để tránh mai một văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Xây dựng những quy định mang tính quy tắc về giữ gìn yếu tố nguồn gốc các giá trị văn hoá độc đáo.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian để thu hút du khách. Có thể tổ chức Festival văn hóa Hòa Bình, người đẹp xứ Mường, lễ hội văn hóa các dân tộc Hòa Bình..., để vừa thu hút khách du lịch, vừa quảng bá và giới thiệu hiệu quả hình ảnh của Hòa Bình với du khách trong nước và quốc tế.
KẾT LUẬN
Khóa luận nghiên cứu đến vấn đề tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Hòa
Bình, liên quan đến việc quy hoạch phát triển, bảo tồn các tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Hòa bình. Những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của khóa luận, cho phép rút ra kết luận sau:
1. Trong xu thế chung của ngành du lịch, du lịch sinh thái đang được quan tâm và phát triển rộng rãi. Trên phạm vi quốc tế, nó được coi là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, nhạy cảm với môi trường và phát triển trên cơ sở bảo tồn với những nguyên tắc và phát triển bền vững. Tỉnh Hòa Bình là địa bàn rất thích hợp cho du lịch sinh thái.
2. Việt Nam là khu vực nằm trong các nước có hệ sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa rất phong phú, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn với đặc điểm tự nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng cùng với các yếu tố nhân văn độc đáo. Hòa Bình hiện tại đã là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế. 3. Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khách quốc tế. Du lịch đã có vai trò nhất định trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch; bổ sung kinh phí cho công tác quản lí cũng như đầu tư phát triển du lịch của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
4. Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, việc phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động du lịch ở tỉnh Hòa Bình cho thấy, du lịch mang tính chất mở rộng trong phạm vi một tỉnh rộng lớn. Những cơ sở lý luận và thực tế địa bàn nghiên cứu là những cơ sở mang tính khoa học khẳng định tỉnh Hòa Bình có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái.
5. Việc định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Hòa Bình được đưa ra trên những cơ sở nguyên tắc và yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái, điều kiện thực tế tài nguyên, hiện trạng, nhu cầu du lịch của Hòa Bình, kế hoạch quản
lý tôn tạo bảo tồn và phát triển du lịch trong tỉnh. Những cơ sở định hướng này đều nằm trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam.
6. Việc đề ra các giải pháp như: Quản lí du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, giải pháp hợp tác, vốn đầu tư, giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch, giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch, giải pháp bảo tồn tôn tạo giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống, nhằm phát triển nâng cao hiệu quả của du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, góp phần phát triển kinh xã hội của tỉnh và đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quang Anh (1996), “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng
dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam”, luận án PTS khoa học Địa lí
- Địa chất, Đại học KHTN, ĐH Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Gurung (1999), “Bài học từ du lịch sinh thái ở Nê Pan”, Tuyển tậpbáo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.
3. Koeman (1997), “Du lịch bền vững và du lịch sinh thái”, Tuyển tập báo cáo hội thảo Quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ chí Minh.
4. Lê Văn Lanh (1998), “Sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các
vườn quốc gia Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Quốc tế về phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
5. Đỗ Thúy Mùi (2010), “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La” luận án Tiến Sĩ địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Mỹ (1998), “Kết quả bước đầu nghiên cứu về du lịch
sinh thái”. Tuyển tập báo cáo hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam, Hà Nội.
7. Cao Văn Sung (1997), “Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam”, tuyển tập báo cáo hội nghị Quốc tế về phát triển du lịch bền vững Việt Nam, Huế.
8. Phạm Lê Thảo (2006), “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan
điểm phát triển bền vững”, luận án Tiến Sĩ địa lí, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Tuệ và các tác giả khác (2011), “Địa lí du lịch Việt Nam” NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
10. UBND tỉnh Hòa Bình, “Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội Tỉnh Hòa Bình thời kì 2001-2010”.
11. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình 2010”.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình, “Thông tin hoạt động
du lịch tỉnh của Hòa Bình năm 2010, định hướng 2011-2015”.
13. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình “Báo cáo trong hội thảo Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình”.
14. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2011. 16. Các website: - http://www.google.com.vn - http://www.baohoabinh.com.vn - http://www.hoabinhtourism.com.vn - http://www.dulichvietnam.com.vn
PHỤ LỤC
Thành phố Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Bản Lác Mai Châu
Vùng lòng hồ sông Đà
Lễ hội Khai Hạ Mƣờng Bi (Tân Lạc – Hòa Bình)
Lễ hội cồng Chiêng
Đền Thác Bờ (Tân Lạc – Hòa Bình)
Khu mộ Mƣờng cổ Đồng Thếch (Kim Bôi – Hòa Bình)
Tƣợng đài anh hùng Cù Chính Lan (Bình Thanh – Cao Phong – Hòa Bình)