Những định hướng cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lic̣h sinh thái tỉnh Hòa Bình (Trang 57 - 58)

6. Bố cục của đề tài

3.1.2.2. Những định hướng cơ bản

Để tỉnh Hòa Bình phát triển một loại hình hết sức mới mẻ đó là du lịch sinh thái thì đòi hỏi tỉnh cần có những hướng đi mới và có thể đề ra nhưng định

hướng cơ bản sau:

- Phối hợp với địa phương trong quản lí, vận hành du lịch

Đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý cũng như việc tổ chức cũng như hoạt động du lịch nhằm tăng cường liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng. Vì vậy, trong cơ cấu ban ngành du lịch của Hòa Bình có thể đưa thêm thành phần người địa phương có khả năng về lĩnh vực tham gia.

- Sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch

Mở rộng sự tham gia của các địa bàn dân cư trong tỉnh ở những nơi có tiềm năng du lịch sinh thái như: Khu du lịch thị trấn Mai Châu (vùng thung lũng thị trấn Mai Châu, gồm các bản: Lác, Poom Cọng, thị trấn và khu vực xung quanh). Khu du lịch Kim Bôi (khu suối Khoáng). Khu du lịch Hồ sông Đà (tập trung vào khu đền thác Bờ, các cảng Thung Nai, Bích Hạ, thuộc thành phố Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc). Khu du lịch Sam Tạng (xã Noong Luông, huyện Mai Châu). Khu du lịch Ngòi Hoa (xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc). Khu du lịch sinh thái văn hóa Mường (thuộc các xã Phong Phú, Địch Giáo, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn thuộc huyện Tân Lạc). Sân Golf Kỳ Sơn (thuộc xã Dân Hạ, Mông Hóa).

+ Cư dân địa phương tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn cộng đồng đón khách, phục vụ nơi nghỉ cho khách. Hoạt động này cần có sự kết hợp và hỗ trợ của các ban quản lý du lịch của tỉnh Hòa Bình như việc đăng ký khách, các yêu cầu tham quan, thời gian lưu trú…

+ Sử dụng lao động địa phương tham gia dịch vụ ăn uống, bán hàng gia công, hàng lưu niệm, hàng nông sản..., tham gia quản lý, vận hành các dịch vụ vui chơi giải trí của khác thu phí tùy theo mức độ đầu tư.

+ Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sử dụng những người địa phương, vì họ rất am hiểu những địa danh cũng như lịch sử của vùng. Tuy nhiên, cũng cần đào

tạo có bài bản đảm bảo về nghiệp vụ, và hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban quản lí du lịch ở từng địa phương đó.

- Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm địa phương phục vụ du lịch

Cần phải tổ chức các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống đặc sắc, có chất lượng tốt, đại diện cho từng huyện có điểm du lịch trong tỉnh như: Các loại vải dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Lác Mai Châu, mặt hàng mây, tre, đan của đồng bào dân tộc Mường, những mặt hàng này rất hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Ngoài ra, cần bầy bán các sản phẩm ẩm thực địa phương như: Rượu cần, măng ớt, cá đồ…, của người Mường, các món ăn dân tộc khác.

- Chia sẻ lợi ích từ lệ phí tham quan để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Cần chia sẻ nguồn lợi phí thu được từ hoạt động du lịch sinh thái nhằm đầu tư vào phát triển cộng đồng như: Đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm ở nông thôn, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lic̣h sinh thái tỉnh Hòa Bình (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)