6. Bố cục của đề tài
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với vị trí địa lí thuận lợi, khí hậu đa dạng đã tạo cho Hòa Bình những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch.
* Địa hình
Địa hình thuộc dạng địa hình Cácxtơ đặc trưng với nhiều vách đá, hiểm trở, có nhiều hang động thác nước,… Những vùng núi đá vôi quần tụ tạo nên những bức tường địa hình che chắn, hình thành nên các quần thể cư trú của các cư dân từ xa xưa. Kiểu địa hình này sẽ tạo nên sức hút với du khách không lớn nhưng rất thích hợp với du khách thích khám phá, phiêu lưu mạo hiểm khoa học. Địa hình đa dạng thích hợp để phát triển các loại hình du lịch như: “Du lịch sinh thái”, “Du lịch nghỉ dưỡng”, “Du lịch khám phá, nghiên cứu”, “Du lịch cộng đồng”.
Hòa Bình có hàng trăm hang động tự nhiên lớn nhỏ đầy sức hấp dẫn với du khách như: Động Đá Bạc, hang Chổ (Lương Sơn), động Hoa Tiên, động Mường Chiềng, động Thác Bờ, động Nam Sơn, động Tân Lạc, động Thiên Tôn, hang Chùa (Yên Thủy), động Thủy Tiên (Lạc Thủy), hang Mỏ Luông (Mai Châu),.. Hang động không chỉ đơn giản là sản phẩm của tự nhiên, mà qua thời gian, bàn tay trí tuệ của con người từ thời nguyên thủy cho đến nay, nó đã biến thành nơi ở, nơi lưu giữ những bức tranh cuộc sống, phục vụ cho các cuộc đấu tranh và giờ đây nó trở thành những điểm du lịch để con người khám phá, nghiên cứu.
Như vậy, có thể khẳng định yếu tố địa hình của tỉnh đã tạo nên những tiềm năng du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, vì địa hình nơi đây vẫn còn hoang sơ, ít tác động của bàn tay con người, phù hợp với những đặc điểm của du lịch sinh thái. Nếu tỉnh có những hướng đi đúng đắn thì du lịch sinh thái ở Hòa Bình sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
* Khí hậu
Khí hậu là một nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và nhất định đến yếu tố du lịch sinh thái. Ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không bị ô nhiễm, không bị can thiệp quá mạnh của bàn tay con người thì nơi đó sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Ngược lại, những khu vực có thời tiết khắc nghiệt, như quá nóng hoặc bị ô nhiễm bởi con người tác động thì nơi đó không thể phát triển du lịch sinh thái.
Hòa Bình là một nơi hội tụ gần như đầy đủ yếu tố khí hậu của một vùng sinh thái như: Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lượng mưa trung bình cao 1589 mm, độ ẩm trung bình năm là 1633 giờ. Nhìn chung, khí hậu Hòa Bình mát mẻ quanh năm, lại có nhiều đồi núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, ít chịu tác động cầu con người nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
* Thủy văn
Nước là tài nguyên quan trọng ở tất cả các mặt của cuộc sống con người. Trong du lịch nước cũng quan trọng không kém, đặc biệt là du lịch sinh thái của tỉnh.
Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong đó sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Đà, sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện như: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kì Sơn với chiều dài chảy qua địa phận tỉnh là 151 km, tổng lưu vực là 51.000 km2. Ngoài ra còn có một số con sông khác như sông Bôi, chiều dài là 50 km qua địa phận tỉnh, diện tích lưu vực là 295 km2. Tiếp đến là hệ thống suối tương đối nhiều phục vụ đủ nhu cầu nước của tỉnh.
Ngoài hệ thống sông suối, nơi đây cũng hội tụ nhiều hồ, đầm trong đó giữ vai trò to lớn nhất là hồ Sông Đà có diện tích khoảng 8.000 ha, hồ Đầm Bái (Phú Minh – Kì Sơn) có diện tích là 45 ha, hồ Re (Lạc Sơn) diện tích là 15 ha, ngoài ra còn rất nhiều hồ nhỏ khác phân bố ở các huyện. Mỗi hồ lại tạo nên những thắng cảnh riêng và độc đáo, đặc biệt là hồ Sông Đà với diện tích rộng, thắng cảnh hai bên hồ độc đáo thuận lợi cho đi thuyền, ngắm cảnh. Các hồ ở tỉnh còn rất nguyên sinh là đặc điểm thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Tiếp đến phải kể đó là các thác nước, được hình thành từ các sông, suối trong vùng như: Cửu Thác Tú Sơn ở Kim Bôi nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kim Bôi. Đúng như tên gọi “Cửu Thác” 9 dòng thác với 9 vẻ đẹp khác nhau cùng với sự phong phú, đa dạng của địa hình, sinh vật đã tạo nên một khu nghỉ
dưỡng thiên nhiên có sức hấp dẫn lớn với du khách. Ngoài ra tỉnh còn nhiều thác nước đẹp khác như: Thác Thăng Thiên ở Kì Sơn và các thác ở các huyện khác như: Tân Lạc, Cao Phong chưa được khai thác.
Bên cạnh đó, Hòa Bình còn có nhiều nguồn nước khoáng phong phú, hầu hết các huyện trong tỉnh đều có mỏ nước khoáng, đây là tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Mỏ nước khoáng tiêu biểu ở Hòa Bình là mỏ nước khoáng Kim Bôi, hiện nay mỏ này đang được khai thác mạnh để phục vụ du lịch.
Nhìn chung, Hòa Bình có tài nguyên nước rất phong phú, đa dạng cả nước mặt lẫn nước ngầm để khai thác các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại tỉnh Hòa Bình.
* Sinh thái
“Hòa Bình có tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao thuận lợi phát triển du lịch sinh thái”
Ngày nay, khi xã hội phát triển, kinh tế ổn định thì nhu cầu du lịch của con người cũng tăng và đa dạng hơn. Thị hiếu về du lịch ngày càng phong phú. Con người ngoài hình thức du lịch đơn thuần là tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa thì đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Đó là du lịch nghỉ dưỡng sinh cảnh “tức là hòa mình vào với thiên nhiên” du lịch tới các khu bảo tồn thiên nhiên hay những nơi có khí hậu mát mẻ, có nhiều loài động thực vật phong phú.
Do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên Hòa Bình có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, có giá trị kinh tế cao trong đó có một số loại quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng khai thác rừng quá mức nên thảm thực vật rừng đã bị tàn phá nặng nề, chủ yếu còn rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh ở một số khu bảo tồn, cây bụi, tràng cỏ. Trong tổng số 285.865 ha đất rừng thì 178.895 ha là rừng tự nhiên và 106.880 ha là rừng trồng.
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như: Dẻ, dổi, sến, lim, táu, chò chỉ, chò nâu, pơ mu, nghiến, lát chun… Và các loại tre nứa, vầu, luồng, song, bương, mây… Cùng với đó là hệ cây thuốc quý trong rừng rất nhiều, với khoảng 100
loại cây thuốc như: Hà thủ ô, sâm, quế, sa nhân, ngũ gia bì, các cây bổ máu như dảo cổ lam, cam thảo, tam thất… phân bố rải rác không tập trung.
Diện tích rừng của tỉnh khá lớn chiếm 62% tổng diện tích đất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 4 khu bảo tồn thiên nhiên là: Hang Kia – Pà Cò (Mai Châu), Pu Canh (Đà Bắc), Thượng Tiến (Kim Bôi), Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Tân Lạc – Lạc Sơn) và một phần của vườn quốc gia Cúc Phương, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Để khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái thì đòi hỏi tỉnh phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, công tác quy hoạch quản lí phải hợp lý.
Nguồn tài nguyên của Hòa Bình phong phú, đa dạng đặc biệt là hệ động thực vật, nhiều loại quý hiếm như: hươu, nai, hoẵng, voi, hổ, các loài chim quý như khướu, họa mi, cú, vẹt,.. nhiều loài đã được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
Nhìn chung, có thể thấy Hòa Bình là một vùng rừng núi có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng thích hợp với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch tham quan, du lịch khám khá,… Đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái lớn, đòi hỏi tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư khai thác.
* Một số điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi (huyện Kim Bôi)
Khu du lịch suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Suối cách thành phố Hòa Bình 30 km theo hướng ngược Hà Nội, nước khoáng phun lên ở nhiệt độ 340
C – 360C. Nguồn nước khoáng Kim Bôi đủ tiêu chuẩn làm nước uống, để tắm ngâm mình chữa bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Nước khoáng Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng thạch bích ở Quảng Ngãi và Kum–Dua ở Nga và Paven ở Blgaria.
Với diện tích 7 ha, khu du lịch nằm ở điểm mạch nước khoáng nóng của suối khoáng phun lên. Hạ tầng bao gồm khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi, khách sạn Công Đoàn, Vresort hoặc các khu nhà nghỉ để gần gũi với thiên
nhiên, vừa đắm mình để thư giãn, lại vừa có thể nghe tiếng nước phun lên ào ào từ lòng đất. Ngoài ra còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng.
- Hồ thủy điện Hòa Bình (Thành Phố Hòa Bình)
Hồ được hình thành từ việc xây đập thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà. Hồ có diện tích khoảng 8.000 ha và là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Được mệnh danh là “Hạ Long trên núi” với vẻ đẹp hoang sơ yên bình, đến đây du khách hoàn toàn có thể tách khỏi cuộc sống hiện đại, bận rộn, hối hả và hòa mình vào với cảnh sắc thiên nhiên trong lành, thơ mộng, trữ tình. Mặt nước hồ trong xanh làn mây trắng bồng bềnh, hai bên bờ núi non trùng điệp, thấp thoáng ẩn hiện những bản làng Mường với những nét văn hóa, những món ẩm thực núi rừng vô cùng đặc sắc. Đến với Hồ Hòa Bình là đến với loại hình du lịch sinh thái đang được khai thác rất hiệu quả. Ngoài ra, còn phát triển các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu, khám phá.
- Thắng cảnh quốc gia Động Đá Bạc (huyện Lương Sơn)
Động nằm ở xã Liên Sơn, Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, được phát hiện năm 1990 do sự tình cờ của người dân đi lấy củi. Ban đầu của động chỉ là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau dân mở rộng cửa động để tham quan đi lại. Bước vào trong động theo đường lát gạch khoảng 6 m du khách sẽ đến động Cô Tiên. Động có hai ngăn ngoài thoáng rộng vòm sâu có nhiều nhũ đá rủ xuống kết thành nhiều dải, uốn lượn mềm mại như bức màn nhung có nhũ buông thẳng, có dải nhũ buông dài xuống, đầu nhọn chĩa ra nhiều phía, treo lơ lửng trên vòm trần thật lạ mắt. Nét kỳ diệu ở đây là dưới chân các khối nhũ đá, nước nhỏ xuống theo năm tháng tạo thành hai bể nước thiên tạo xinh xắn. Phía trong bể nước là hệ thống các ruộng bậc thang đầy ắp nước như đang chuẩn bị vào vụ mới. Chỉ chừng đó thôi cũng khiến ta bất chợt thấy mình gần gũi với đá, với thiên nhiên...Du khách có thể ngồi hàng giờ bình tâm, tĩnh trí để trái tim trò chuyện với đá, để khi ra về không khỏi luyến tiếc, xao xuyến.
Rời Động Cô Tiên du khách sang động Long Tiên tại đây du khách có thể thấy nửa vách ngăn động là một vách ngăn đá được thiên nhiên đẽo gọt, giống như hình khăn buông trên vai người thiếu nữ. Các cột trụ đều được chạm khắc
rất công phu, mỗi vòm, mỗi cung nhỏ đều là một tác phẩm nghệ thuật là lạ làm cho du khách không khỏi ngỡ ngàng.
Du khách rẽ trái khoảng 10 bước là đến động Mẫu, bước chân vào cửa động du khách không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp, bởi các rừng thạch nhũ rủ xuống thành chùm đang rực lên các mầu xanh, đỏ, tím, vàng như những dàn nháy của thiên nhiên. Động Đá Bạc đã tạo thành các tác phẩm nghệ thuật tạo hình là lạ của tạo hóa, muôn hình, muôn vẻ sẽ tạo nên những nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, các nhà văn, họa sĩ điêu khắc. Du khách đến đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp để thêm yêu núi non, đồng ruộng của xứ sở này.
- Suối Ngọc Vua Bà (huyện Lương Sơn)
Là khu du lịch thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đây là một quần thể du lịch sinh thái với diện tích rộng lớn 300 ha. Rừng cây bao gồm mỡ, keo, thông và nhiều cây ăn quả phủ kín những quả đồi. Đến đây du khách có thể thả hồn mình vào thiên nhiên, mắc võng nghỉ dưới tán cây rừng, bơi lội trong những hồ nước tự nhiên hàng trăm ha.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh (huyện Đà Bắc)
Khu bảo tồn thuộc 4 xã Tân Pheo – Trung Thành – Đoàn Kết – Đông Chum, huyện Đà Bắc, đây là một khu rừng nguyên sinh giàu và đa dạng về thảm thực vật, động vật. Rừng Pu Canh không giống như những khu bảo tồn thiên nhiên khác. Ở đây vẫn còn vẻ nguyên sơ, huyền bí và âm u của rừng già như nó vốn có. Đây là nơi có thể nói là 100% phù hợp với loại hình du lịch sinh thái tự nhiên của Hòa Bình rừng chưa bị con người tác động, vẫn mang tính chất nguyên bản của nó, rất hấp dẫn du khách ưa khám phá, nghiên cứu, học tập.
- Thắng cảnh quốc gia động Nam Sơn (huyện Tân Lạc)
Di tích động Nam Sơn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn– Ngổ Luông. Trên lưng chừng đỉnh núi thung Tớn, thuộc xóm Tớn, xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc. Đây là một tuyệt tác của tự nhiên với hai động đá tuyệt đẹp và một hồ nước sâu trong vắt mát lạnh. Đến với động Nam Sơn du khách có dịp hòa mình vào với thiên nhiên của núi rừng, với không khí trong lành của rừng nguyên sinh nhiệt đới Việt Nam. Về đây du khách còn được tìm hiểu khám phá
các phong tục tập quán của một vùng Mường Cổ (Mường Bi). Khi màn đêm buông xuống du khách được thưởng thức hương vị rượu cần và giao lưu văn hóa, văn nghệ, cùng ca hát nhảy múa dưới ánh lửa bập bùng với các cô gái Mường dịu dàng xinh xắn.
- Thắng cảnh quốc gia động Hoa Tiên (huyện Tân Lạc)
Di tích động Hoa Tiên nằm giữa trong lòng dãy núi đá vôi, núi Bà thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Cách động Hoa Tiên 1km về phía đông có một hồ nước rộng, trong xanh, dân trong vùng gọi là hồ Tiên Tắm.
Từ chân núi du khách đi bộ qua các bậc đá chừng 100m là tới động thứ nhất. Vòm động cao 20m rộng chừng 50m với hàng ngàn khối nhũ lớn nhỏ. Ở giữa có khối nhũ đá khổng lồ mọc từ dưới lên như phật tọa tòa sen, lại có nhóm tượng phật nhỏ hơn nhấp nhô bên cạnh, như cảnh cõi phật tọa thiền trông huyền ảo. Đi sâu vào bên tay trái là những hồ nước trong vắt, mát lạnh, bên cạnh hồ là một dải các hòn đá cuội xếp ngay ngắn như ai lát một sân tắm thiên tạo.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông (huyện Tân Lạc)
Khu bảo tồn thiên nhiên này thuộc địa bàn bảy xã của hai huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, có diện tích gần 19.254 ha. Khu bảo tồn nằm giữa trung tâm của khu sinh cảnh Cúc Phương – Pù Luông. Khu bảo tồn là đại diện của một phần còn sót lại có ý nghĩa rất quan trọng của địa hình đá vôi miền Bắc Việt Nam, quần thể đá vôi quan trọng mang tính toàn cầu có đa dạng sinh học và tỉ lệ cao