Kế hoạch phát triển, quản lý du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lic̣h sinh thái tỉnh Hòa Bình (Trang 55 - 72)

6. Bố cục của đề tài

3.1.1.3. Kế hoạch phát triển, quản lý du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình

Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng, gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm nâng cao năng lực quản

lý Nhà nước về du lịch; công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Theo đó xác định đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch gồm: sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh gắn với hoạt động dịch vụ phục vụ cho du lịch và du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Hòa Bình

3.1.2.1.Các mục tiêu chung

Trên thực tiễn cho thấy các vấn đề nảy sinh của du lịch sinh thái ở nhiều

điều kiện nghiêm ngặt sẽ tạo nguy cơ phá vỡ cân bằng môi trường tự nhiên, xã hội. Để tránh những bất cập có thể nảy sinh, thì việc hướng du lịch ở Hòa Bình sang hoạt động lịch sinh thái thực thụ cần chú trọng các mục tiêu sau đây:

- Thỏa mãn các nhu cầu du lịch: đó là các hoạt động giải trí ngoài trời

tham quan học tập nghiên cứu. Quan tâm đến thị trường khách nước ngoài và các tỉnh ở xa Hòa Bình.

- Đảm bảo mục tiêu bảo tồn trong hoạt động du lịch: Mục tiêu phát triển

du lịch sinh thái và các khu ưu tiên cho du lịch sinh thái cần xác định rõ, giảm thiểu sức ép của du lịch lên môi trường trường tự nhiên và văn hóa, đồng thời làm phong phú lên các loại hình du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái phải được vận hành theo hướng cung cấp chứ không bị lái theo nhu cầu khách du lịch.

- Đảm bảo du lịch có chất lượng: Quan tâm công tác giáo dục, phát triển

nguồn nhân lực có trình độ, cải thiện các dịch vụ du lịch phù hợp với du lịch sinh thái. Đặc biệt quan tâm đến yếu tố giáo dục môi trường và quản lý tài nguyên du lịch. Thu hút các khách du lịch quan tâm đến môi trường và tìm hiểu thực thụ những tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên và nhân văn của tỉnh.

- Mục tiêu hỗ trợ cộng đồng: Tiến hành tuyên truyền, cổ vũ nhân dân địa

phương tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lí các dự án du lịch sinh thái. Quan tâm đến nhu cầu cộng đồng bằng cách tạo cơ hội sử dụng lao động và các sản phẩm địa phương. Tạo điều kiện thu hút khách du lịch tìm hiểu văn hóa xã hội đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhằm tạo nguồn thu mới từ loại hình du lịch sinh thái góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.

Như vậy, các định hướng không nằm ngoài các mục tiêu phát triển du lịch sinh thái quốc gia. Kế hoạch phát triển chung của Hòa Bình cũng như chương trình phát triển cộng đồng khu vực. Vì vậy, phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Hòa bình gắn liền với với việc bảo tồn và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.

3.1.2.2. Những định hướng cơ bản

Để tỉnh Hòa Bình phát triển một loại hình hết sức mới mẻ đó là du lịch sinh thái thì đòi hỏi tỉnh cần có những hướng đi mới và có thể đề ra nhưng định

hướng cơ bản sau:

- Phối hợp với địa phương trong quản lí, vận hành du lịch

Đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý cũng như việc tổ chức cũng như hoạt động du lịch nhằm tăng cường liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng. Vì vậy, trong cơ cấu ban ngành du lịch của Hòa Bình có thể đưa thêm thành phần người địa phương có khả năng về lĩnh vực tham gia.

- Sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch

Mở rộng sự tham gia của các địa bàn dân cư trong tỉnh ở những nơi có tiềm năng du lịch sinh thái như: Khu du lịch thị trấn Mai Châu (vùng thung lũng thị trấn Mai Châu, gồm các bản: Lác, Poom Cọng, thị trấn và khu vực xung quanh). Khu du lịch Kim Bôi (khu suối Khoáng). Khu du lịch Hồ sông Đà (tập trung vào khu đền thác Bờ, các cảng Thung Nai, Bích Hạ, thuộc thành phố Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc). Khu du lịch Sam Tạng (xã Noong Luông, huyện Mai Châu). Khu du lịch Ngòi Hoa (xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc). Khu du lịch sinh thái văn hóa Mường (thuộc các xã Phong Phú, Địch Giáo, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn thuộc huyện Tân Lạc). Sân Golf Kỳ Sơn (thuộc xã Dân Hạ, Mông Hóa).

+ Cư dân địa phương tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn cộng đồng đón khách, phục vụ nơi nghỉ cho khách. Hoạt động này cần có sự kết hợp và hỗ trợ của các ban quản lý du lịch của tỉnh Hòa Bình như việc đăng ký khách, các yêu cầu tham quan, thời gian lưu trú…

+ Sử dụng lao động địa phương tham gia dịch vụ ăn uống, bán hàng gia công, hàng lưu niệm, hàng nông sản..., tham gia quản lý, vận hành các dịch vụ vui chơi giải trí của khác thu phí tùy theo mức độ đầu tư.

+ Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sử dụng những người địa phương, vì họ rất am hiểu những địa danh cũng như lịch sử của vùng. Tuy nhiên, cũng cần đào

tạo có bài bản đảm bảo về nghiệp vụ, và hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban quản lí du lịch ở từng địa phương đó.

- Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm địa phương phục vụ du lịch

Cần phải tổ chức các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống đặc sắc, có chất lượng tốt, đại diện cho từng huyện có điểm du lịch trong tỉnh như: Các loại vải dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Lác Mai Châu, mặt hàng mây, tre, đan của đồng bào dân tộc Mường, những mặt hàng này rất hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Ngoài ra, cần bầy bán các sản phẩm ẩm thực địa phương như: Rượu cần, măng ớt, cá đồ…, của người Mường, các món ăn dân tộc khác.

- Chia sẻ lợi ích từ lệ phí tham quan để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Cần chia sẻ nguồn lợi phí thu được từ hoạt động du lịch sinh thái nhằm đầu tư vào phát triển cộng đồng như: Đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm ở nông thôn, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch sinh thái ở Hòa Bình Các giải pháp nhằm vào việc khắc phục những tồn tại, hướng hoạt động Các giải pháp nhằm vào việc khắc phục những tồn tại, hướng hoạt động

du lịch còn nhiều bất cập sang hoạt động du lịch sinh thái- một loại hình phù hợp, đáp ứng được mục tiêu của tỉnh Hòa Bình. Các giải pháp liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều cấp nhiều ngành chức năng khác nhau. Bởi vậy, chúng vừa mang tính chất vĩ mô lại vừa cụ thể.

3.2.1. Giải pháp về quản lí du lịch sinh thái Hòa Bình

Bản chất của du lịch sinh thái là không thể phát triển một cách tự phát mà cần có quy hoạch thận trọng. Vấn đề cốt lõi là để du lịch sinh thái phát triển bền vững phải hỗ trợ quản lý, bảo tồn, giám sát theo quy hoạch. Bởi vậy, việc quy hoạch du lịch sinh thái cần có sự phối hợp của các chuyên gia du lịch sinh thái, bảo tồn, các nhà hoạch định du lịch cũng như các cấp lãnh đạo địa phương có liên quan như các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai châu.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cần tăng cường kiểm tra giám sát, khảo sát các hoạt động du lịch, các điểm du lịch mới chưa được khai thác,

để từ đó có thể đưa ra những biện pháp, chiến lược nhằm khai thác, quy hoạch có hiệu quả các tiềm năng phục vụ cho du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.

Phát triển du lịch theo hướng hội nhập quốc tế, phải chuẩn bị trước mọi cơ sở pháp lí, chiến lược phát triển, đội ngũ quản lí và lao động có trình độ cao, để khi hội nhập ngành du lịch tránh được sự lạc hậu yếu kém.

Một vấn đề nảy sinh thường là sự phát triển nhanh chóng của thị trường du lịch, nhất là du lịch đến các khu tự nhiên hấp dẫn và có tính nhảy cảm. Trong khi đó, du lịch sinh thái không thể phát triển ồ ạt hoặc đáp ứng nhu cầu của khách với số lượng lớn. Vì vậy, cần có giải pháp điều chỉnh lượng khách phân phối đều ở các tour, đảm bảo các tiêu chuẩn mang tính đạo đức của sản phẩm du lịch.

Ở tỉnh Hòa Bình, các hoạt động du lịch đều do sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình giám sát và điều hành chính vì vậy công tác quản lí trên một địa bàn tỉnh là hết sức khó khăn. Tỉnh cần thay đổi chính sách và giao cho các phòng du lịch ở các huyện trực tiếp quản lí du lịch và mọi kế hoạch đầu tư phát triển du lịch phải thông qua tỉnh. Vì vậy, các tour du lịch với số lượng khách tham quan lớn cần đăng kí trước để ban quản lý du lịch ở các huyện có kế hoạch sắp xếp chỗ ăn, ngủ, nghỉ hợp lí.

Ban hành các nội qui liên quan đến phát triển du lịch, qui định về hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi của tỉnh, đối với các tổ chức, cá nhân điều hành các tour du lịch. Đối với khách tham quan đưa ra các biện pháp thực thi hữu hiệu những nội quy này, kể các biện pháp hành chính phạt tiền.

3.2.2. Giải pháp hợp tác, vốn đầu tư

Tỉnh cần rà soát các điểm du lịch, tuyến du lịch hiện có và xác định các tuyến, điểm du lịch tiềm năng để có hướng đầu tư, khai thác trong dài hạn. Xây dựng cơ sở dữ liệu và giới thiệu, quảng bá về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình (cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực, từng điểm, tuyến du lịch), lập các chương trình, dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, lập và tổ chức thực hiện chương trình thu hút đầu tư vào phát triển du lịch.

Chủ động đàm phán, giữ mối quan hệ thường xuyên với thành phố Hà Nội để được giúp đỡ quảng bá, thu hút khách du lịch. Mở các tour, tuyến du lịch kết nối Hòa Bình – Hà Nội, hợp tác tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thu hút đầu tư du lịch từ thủ đô. Kêu gọi đầu tư, nhà nước hỗ trợ, ưu tiên đầu tư hạ tầng các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh du lịch, trước mắt tập trung vào các khu vực sau:

+ Khu du lịch thị trấn Mai Châu (vùng thung lũng thị trấn Mai Châu, gồm các bản: Lác, Poom Cọng, thị trấn và khu vực xung quanh).

+ Khu du lịch Kim Bôi (khu suối Khoáng).

+ Khu du lịch Hồ sông Đà (tập trung vào khu đền và thác Bờ, các cảng Thung Nai, Bích Hạ, thuộc thành phố Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc).

3.2.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch

3.2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống xã hội đều được cải thiện và nâng cao, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng và tiện nghi hơn. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác, du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta đặc biệt là ở các trung tâm du lịch.

Hoà Bình có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từng bước đổi mới song, nhìn chung các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành du lịch còn yếu kém. Như vậy, cần đòi hỏi những giải pháp cụ thể sau:

Cần đầu tư để nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường đến các điểm du lịch. Phần lớn các tuyến đường đến các điểm du lịch đều xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các tuyến đường đến các bản làng. Có thể kêu gọi đầu tư, huy động vốn từ trong dân để xây dựng mở rộng các tuyến đường.

Đầu tư nâng cấp các hệ thống nhà hàng khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí để thu hút lượng lớn khách du lịch ở Hòa Bình nhiều hơn. Cần có giải pháp

để hỗ trợ người dân ở các bản làng có thể phát triển du lịch cộng đồng để xây dựng “khách sạn gia đình” để phục vụ du lịch thăm quan.

Có những biện pháp đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng: quán ăn, quán cà phê và các dịch vụ Karaoke để thu hút khách ở lại Hòa Bình dài ngày hơn.

Để phát triển du lịch sinh thái – cộng đồng cần phải khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển các làng nghề thủ công truyền thống để khách du lịch có thể trải nghiệm với công việc của người dân nơi đây. Cần chú trọng tới việc xây hệ thống công trình vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch để đáp ứng cho du khách thăm quan.

3.2.3.2. Về công tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ du lịch

Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thông qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên.

Bên cạnh đó là việc xã hội hoá công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về Du lịch cho nhân dân địa phương và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch. Đặc biệt ở Hoà Bình nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người dân tộc Mường, Thái, Mông. Bởi đây không chỉ là biện pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ngày một nhiều hơn và có hiệu quả hơn mà nó còn là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Có đến 90% khách du lịch quốc tế và 60% khách du lịch nội địa thích

hướng dẫn viên là người dân tộc. Nếu điều này được thực hiện giúp người dân có thu nhập kinh tế có việc làm, nâng cao hiệu quả du lịch.

Việc làm này thu hút một số trẻ em lang thang tiếp xúc với khách du lịch quốc tế có một vốn ngoại ngữ nhất định, giúp các em có môi trường học tập tốt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lic̣h sinh thái tỉnh Hòa Bình (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)