6. Bố cục của đề tài
2.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Cơ sở lưu trú ăn uống
Cơ sở lưu trú ăn uống là loại hình dịch vụ mang được lợi nhuận và nguồn thu lớn nhất trong ngành du lịch.
Theo thống kê sơ bộ năm 2011, toàn tỉnh có 223 điểm và cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 16 khách sạn (1 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao, 4 khách sạn 1 sao), với 510 phòng, 1.016 giường và số ngày sử dụng lên đến 137.675 ngày.
Ngoài các khách sạn, nhà nghỉ là nơi cung cấp chủ yếu các dịch vụ cho khách du lịch đến Hòa Bình còn một số lượng khách khá lớn lưu trú tại các bản Mường. Do vậy, tại các bản Mường rất nhiều gia đình tổ chức kinh doanh phục vụ du khách dưới các hình thức cung cấp dịch vụ cho du khách nhưng chủ yếu là lưu trú, ăn uống và giải trí.
Với các gia đình truyền thống họ có sự liên hệ cùng các công ty du lịch gửi khách đến thường xuyên nên lượng khách đến đông hơn, tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách cũng cao hơn nhiều và đặc biệt là giá cả cũng phù hợp hơn. Tại các gia đình này du khách đã có được sự tin tưởng và yên tâm hơn.
Tại bản Cun Pheo (Mai Châu) có tới 12 hộ gia đình tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ cho khách du lịch, gia đình có thu nhập cao nhất là ông Đinh Thế Hưởng. Năm 2011 gia đình ông đón tới 1774 lượt khách, trong đó
khách quốc tế là 1140 lượt, khách nội địa là 634 lượt. Tổng thu nhập từ các dịch vụ của gia đình là 248.567000đ. Đây là gia đình kinh doanh hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp cao tại bản Cun Pheo.
- Phương tiện vận chuyển khách
Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch ở tỉnh, các loại phương tiện vận chuyển khách như: các loại xe ô tô..., luôn đầu tư, nâng cấp có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Ngoài ra về loại hình vận chuyển khách ở những tour du lịch dọc theo lòng hồ Sông Đà cũng có đội ngũ tàu, thuyền máy sẵn sàng phục vụ khách.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HÒA BÌNH