Giải pháp hợp tác, vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lic̣h sinh thái tỉnh Hòa Bình (Trang 59 - 72)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2. Giải pháp hợp tác, vốn đầu tư

Tỉnh cần rà soát các điểm du lịch, tuyến du lịch hiện có và xác định các tuyến, điểm du lịch tiềm năng để có hướng đầu tư, khai thác trong dài hạn. Xây dựng cơ sở dữ liệu và giới thiệu, quảng bá về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình (cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực, từng điểm, tuyến du lịch), lập các chương trình, dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, lập và tổ chức thực hiện chương trình thu hút đầu tư vào phát triển du lịch.

Chủ động đàm phán, giữ mối quan hệ thường xuyên với thành phố Hà Nội để được giúp đỡ quảng bá, thu hút khách du lịch. Mở các tour, tuyến du lịch kết nối Hòa Bình – Hà Nội, hợp tác tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thu hút đầu tư du lịch từ thủ đô. Kêu gọi đầu tư, nhà nước hỗ trợ, ưu tiên đầu tư hạ tầng các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh du lịch, trước mắt tập trung vào các khu vực sau:

+ Khu du lịch thị trấn Mai Châu (vùng thung lũng thị trấn Mai Châu, gồm các bản: Lác, Poom Cọng, thị trấn và khu vực xung quanh).

+ Khu du lịch Kim Bôi (khu suối Khoáng).

+ Khu du lịch Hồ sông Đà (tập trung vào khu đền và thác Bờ, các cảng Thung Nai, Bích Hạ, thuộc thành phố Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc).

3.2.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch

3.2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống xã hội đều được cải thiện và nâng cao, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng và tiện nghi hơn. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác, du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta đặc biệt là ở các trung tâm du lịch.

Hoà Bình có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từng bước đổi mới song, nhìn chung các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành du lịch còn yếu kém. Như vậy, cần đòi hỏi những giải pháp cụ thể sau:

Cần đầu tư để nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường đến các điểm du lịch. Phần lớn các tuyến đường đến các điểm du lịch đều xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các tuyến đường đến các bản làng. Có thể kêu gọi đầu tư, huy động vốn từ trong dân để xây dựng mở rộng các tuyến đường.

Đầu tư nâng cấp các hệ thống nhà hàng khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí để thu hút lượng lớn khách du lịch ở Hòa Bình nhiều hơn. Cần có giải pháp

để hỗ trợ người dân ở các bản làng có thể phát triển du lịch cộng đồng để xây dựng “khách sạn gia đình” để phục vụ du lịch thăm quan.

Có những biện pháp đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng: quán ăn, quán cà phê và các dịch vụ Karaoke để thu hút khách ở lại Hòa Bình dài ngày hơn.

Để phát triển du lịch sinh thái – cộng đồng cần phải khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển các làng nghề thủ công truyền thống để khách du lịch có thể trải nghiệm với công việc của người dân nơi đây. Cần chú trọng tới việc xây hệ thống công trình vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch để đáp ứng cho du khách thăm quan.

3.2.3.2. Về công tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ du lịch

Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thông qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên.

Bên cạnh đó là việc xã hội hoá công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về Du lịch cho nhân dân địa phương và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch. Đặc biệt ở Hoà Bình nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người dân tộc Mường, Thái, Mông. Bởi đây không chỉ là biện pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ngày một nhiều hơn và có hiệu quả hơn mà nó còn là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Có đến 90% khách du lịch quốc tế và 60% khách du lịch nội địa thích

hướng dẫn viên là người dân tộc. Nếu điều này được thực hiện giúp người dân có thu nhập kinh tế có việc làm, nâng cao hiệu quả du lịch.

Việc làm này thu hút một số trẻ em lang thang tiếp xúc với khách du lịch quốc tế có một vốn ngoại ngữ nhất định, giúp các em có môi trường học tập tốt hơn và mở lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để thực hiện việc này cần có kinh phí thời gian lớn.

3.2.4. Giải pháp tuyên truyền và quảng bá du lịch

Hiện nay, nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải có những biện pháp cụ thể để thu hút khách du lịch. Bởi thế, việc nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến quảng bá sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết.

Đối với ngành kinh doanh du lịch công tác quảng bá và xúc tiến du lịch có mục tiêu cung cấp những thông tin chính xác kịp thời để có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình sao cho thuận tiện và có hiệu quả nhất, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử các giá trị văn hoá dân tộc, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp các ngành đối với sự nghiệp phát triển du lịch.

Tuy thời gian vừa qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong tỉnh kết hợp với sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có nhiều nỗ lực trong công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá về du lịch dưới các hình thức. Tổ chức các hội thảo, làm việc với cán bộ, các ngành các cấp trung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền các chính sách về du lịch của tỉnh.

Đặc biệt mở rộng các tour du lịch bằng việc kết hợp với các làng bản của người dân tộc, nhằm quảng cáo giới thiệu những nét văn hoá truyền thống trong những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, ăn mặc của người dân nơi đây cũng như làm phong phú và hấp dẫn thêm cho chuyến đi của du khách.

Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình còn khuyến khích các tổ chức, các cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch, xây dựng nhiều cuốn phim ảnh. Để giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như kết hợp thiết lập các tour du lịch và các tiềm năng du lịch Mường, đưa vào trang Web, internet…

3.2.5. Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống phát triển lễ hội truyền thống

Hoà Bình là cái nôi của người Việt Cổ vùng đất có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Nơi đây còn lưu trữ những giá trị khảo cổ như: Hang Xóm Trại, hang mái Đá Làng Vành, hang Muối, nơi đây đã lưu trữ những mảnh gốm, sứ, và những mảnh sương chứng minh Người Việt cổ đã từng sinh sống ở đây, tạo nên một nền văn hóa Hòa Bình có giá trị khảo cổ với cả thế giới. Ngoài gia hòa Bình là nơi sinh sống của bẩy dân tộc anh em, đã tạo nên nơi đây một bức tranh dân tộc đa mầu sắc, với những giá trị văn hóa mà không nơi nào có được, những lễ hội độc đáo, những bản sắc phong tục tập quán riêng. Đây là những thế mạnh không thể so sánh của tỉnh Hòa Bình, chính vì thế việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng các lễ hội làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Các giải pháp cụ thể

+ Cần có sự kết hợp hài hòa giữa việc khai thác và đầu tư tôn tạo, nhằm giữ được bản sắc văn hóa dân tộc qua các sản phẩm du lịch của địa phương. Xây dựng, ban hành các cơ chế phối kết hợp giữa phát triển du lịch với việc tổ chức các lễ hội dân tộc nhằm bảo tồn và thu hút khách du lịch. Phối hợp giữa du lịch và bản sắc văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc để thu hút khách du lịch. Phối hợp giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch sản xuất công nghiệp để sản xuất công nghiệp không tác động xấu đến du lịch do ô nhiễm môi trường. Phối hợp giữa quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng với quy hoạch phát triển du lịch, tạo điều kiện ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng du lịch.

+ Đối với các điểm du lịch sinh thái như khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch tự nhiên như hang động thác nước, các khu di tích cách mạng... cần giữ nguyên hiện trạng để đảm bảo yếu tố sinh thái cảnh quan. Ngành Du lịch nếu kết hợp với các ngành hữu quan tiến hành khai thác các giá trị văn hoá vật chất tinh thần và các dân tộc đồng thời phát huy tác dụng của nó để phục vụ khách du lịch. Bảo vệ giữ gìn tôn tạo phục, hồi các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần trên quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm như. Tổ chức lại các lễ hội

truyền thống của các dân tộc, khôi phục khuyến khích tầng lớp trẻ học các điệu múa điệu hát, các bản “Mo” Mường…, để tránh mai một văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Xây dựng những quy định mang tính quy tắc về giữ gìn yếu tố nguồn gốc các giá trị văn hoá độc đáo.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian để thu hút du khách. Có thể tổ chức Festival văn hóa Hòa Bình, người đẹp xứ Mường, lễ hội văn hóa các dân tộc Hòa Bình..., để vừa thu hút khách du lịch, vừa quảng bá và giới thiệu hiệu quả hình ảnh của Hòa Bình với du khách trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN

Khóa luận nghiên cứu đến vấn đề tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Hòa

Bình, liên quan đến việc quy hoạch phát triển, bảo tồn các tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Hòa bình. Những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung nghiên cứu của khóa luận, cho phép rút ra kết luận sau:

1. Trong xu thế chung của ngành du lịch, du lịch sinh thái đang được quan tâm và phát triển rộng rãi. Trên phạm vi quốc tế, nó được coi là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, nhạy cảm với môi trường và phát triển trên cơ sở bảo tồn với những nguyên tắc và phát triển bền vững. Tỉnh Hòa Bình là địa bàn rất thích hợp cho du lịch sinh thái.

2. Việt Nam là khu vực nằm trong các nước có hệ sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa rất phong phú, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn với đặc điểm tự nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng cùng với các yếu tố nhân văn độc đáo. Hòa Bình hiện tại đã là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế. 3. Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khách quốc tế. Du lịch đã có vai trò nhất định trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch; bổ sung kinh phí cho công tác quản lí cũng như đầu tư phát triển du lịch của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

4. Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, việc phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động du lịch ở tỉnh Hòa Bình cho thấy, du lịch mang tính chất mở rộng trong phạm vi một tỉnh rộng lớn. Những cơ sở lý luận và thực tế địa bàn nghiên cứu là những cơ sở mang tính khoa học khẳng định tỉnh Hòa Bình có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái.

5. Việc định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Hòa Bình được đưa ra trên những cơ sở nguyên tắc và yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái, điều kiện thực tế tài nguyên, hiện trạng, nhu cầu du lịch của Hòa Bình, kế hoạch quản

lý tôn tạo bảo tồn và phát triển du lịch trong tỉnh. Những cơ sở định hướng này đều nằm trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam.

6. Việc đề ra các giải pháp như: Quản lí du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, giải pháp hợp tác, vốn đầu tư, giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch, giải pháp tuyên truyền quảng bá du lịch, giải pháp bảo tồn tôn tạo giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống, nhằm phát triển nâng cao hiệu quả của du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, góp phần phát triển kinh xã hội của tỉnh và đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quang Anh (1996), “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng

dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam”, luận án PTS khoa học Địa lí

- Địa chất, Đại học KHTN, ĐH Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Gurung (1999), “Bài học từ du lịch sinh thái ở Nê Pan”, Tuyển tậpbáo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.

3. Koeman (1997), “Du lịch bền vững và du lịch sinh thái”, Tuyển tập báo cáo hội thảo Quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ chí Minh.

4. Lê Văn Lanh (1998), “Sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các

vườn quốc gia Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo hội nghị Quốc tế về phát triển du

lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

5. Đỗ Thúy Mùi (2010), “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La” luận án Tiến Sĩ địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Quang Mỹ (1998), “Kết quả bước đầu nghiên cứu về du lịch

sinh thái”. Tuyển tập báo cáo hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền

vững ở Việt Nam, Hà Nội.

7. Cao Văn Sung (1997), “Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam”, tuyển tập báo cáo hội nghị Quốc tế về phát triển du lịch bền vững Việt Nam, Huế.

8. Phạm Lê Thảo (2006), “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan

điểm phát triển bền vững”, luận án Tiến Sĩ địa lí, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Tuệ và các tác giả khác (2011), “Địa lí du lịch Việt Nam” NXB Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

10. UBND tỉnh Hòa Bình, “Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lic̣h sinh thái tỉnh Hòa Bình (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)