hơn so với đất trống. Điều đó chứng tỏ thực vật có vai trò lớn trong việc giữ lại các chất dinh dưỡng trong đất, hạn chế được hiện tượng rửa trôi, xói mòn.
Sự biến động tăng hàm lượng K2O so với đất trống của đất rừng trồng Thông nhựa lớn hơn đất rừng trồng Keo lá tràm khá nhiều.
5.4. Đánh giá ảnh hưởng của 3 loài cây trồng đến tính chất lý hóa học của đấtđất đất
Từ những kết quả phân tích các chỉ tiêu lý hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu như trên ta có biểu tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của 2 loài cây trồng (Keo lá tràm và Thông nhựa) đến tính chất lý hóa học của đất theo xu hướng tăng hoặc giảm so với đất trống đối chứng, tương ứng với xu hướng đó thì sẽ có lợi hay có hại cho đất.
Kết quả thể hiện ở biểu 07.
Biểu 07 cho thấy Keo lá tràm và Thông nhựa ảnh hưởng có lợi trong đất cho đất ở các chỉ tiêu sau: Dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, phản ứng của đất(pHH2O
và pHKCl), tổng bazơ trao đổi, hàm lượng mùn, NH4+ và K2O. Riêng Thông nhựa còn ảnh hưởng có lợi cho đất trong việc làm tăng hàm lượng P2O5. Tuy nhiên, các loài cây trồng này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới đất ở chỗ làm tăng độ chua tiềm tàng và giảm độ no bazơ của đất. Riêng Keo lá tràm còn làm giảm hàm lượng P2O5 trong đất so với đất trống.
Keo lá tràm ảnh hưởng có lợi cho đất nhiều hơn so với Thông nhựa ở các chỉ tiêu quan trọng như: Hàm lượng mùn, tổng bazơ trao đổi, hàm lượng NH4+. Còn Thông nhựa lại ảnh hưởng có lợi cho đất nhiều hơn Keo lá tràm ở các chỉ tiêu quan trọng khác như: Độ xốp, hàm lượng P2O5 và K2O. Vì vây, tác dụng cải tạo đất của hai loài cây trồng này cơ bản là như nhau.
Biểu 07: Biểu tổng hợp đánh giá ảnh hưởng của 2 loài cây trồng đến tính chất lý hóa học của đất
Rừng trồng Chỉ tiêu
Keo lá tràm Thông nhựa
Đánh giá hưởngẢnh Đánh giá hưởngẢnh
Thành phần cơ giới Không đánh giá 0 Không đánh giá 0
Tỷ trọng Giảm + Giảm +
Dung trọng Giảm + Giảm +
Độ xốp Tăng + Tăng +
pHH2O Tăng + Tăng +
pHKCl Tăng + Tăng +
Độ chua thủy phân Tăng - Tăng -
Độ chua trao đổi Tăng - Tăng -
Tổng cation bazơ trao
đổi Tăng + Tăng +
Độ no bazơ Giảm - Giảm -
Hàm lượng mùn Tăng + Tăng +
NH4+ Tăng + Tăng + P2O5 Giảm - Tăng + K2O Tăng + Tăng + Tổng có lợi 9 10 Tổng có hại 4 3 Không rõ 1 1
Ghi chú: Có lợi : + Có hại: - Không đánh giá: 0 Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng đất dưới tán của hai loại rừng trồng mang nhiều tính chất tốt hơn so với đất trống làm đối chứng của nó. Cây rừng nói riêng và thực vật nói chung, trong quá trình sống đã trả lại cho đất một
lượng vật chất hữu cơ rất lớn và thông qua hoạt động của vi sinh vật đất đã tạo thành nguồn dinh dưỡng trong đất. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cải thiên rất nhiều tính chất của đất rừng theo hướng có lợi cho cây trồng đồng thời góp phần rất lớn vào việc bảo vệ đất chống hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất . Các loài thực vật khác nhau sẽ ảnh hưởng tới đất theo các chiều hướng không giống nhau.