Thành phần cơ giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại rừng trồng: Thông Nhựa (Pinus merkusii), Keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis) đến tính chất lý hoá học của đất, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của chúng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 28)

TPCG của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá đất đai. TPCG ảnh hưởng đến tính chất nhiệt, tính chất nước, tính vật lý nước, tính chất cơ lý, tính oxy hóa khử, tính hấp phụ, khả năng tích lũy mùn, các chất dinh dưỡng khoáng trong đất.

TPCG là một yếu tố có quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất. Rất nhiều những quá trình có liên quan tới sự hình thành, chuyển hóa và tích lũy chất hữu cơ, các hợp chất khoáng trong đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới. Qua TPCG có thể biết được tỷ lệ các cấp hạt cơ giới có trong đất. Các cấp hạt cơ giới có kích thước khác nhau thì tính chất của chúng rất không giống nhau.Vì vậy, nghiên cứu TPCG là một bước rất quan trọng để nghiên cứu về tính chất đất, và từ đó có thể đưa ra các biện pháp canh tác hợp lý.

Việc phân loại đất theo TPCG được tiến hành dựa theo Bảng phân loại đất theo Katrinski cho loại đất dạng đồng cỏ đỏ và vàng với hai cấp hạt là: Cát vật lý (>0,01 mm) và Sét vật lý (<0,01 mm). Ở cách phân loại này, ngoại việc phân chia theo TPCG còn phải chú ý đến loại đất tức là phải đề cập đến sự phát

sinh và phát triển của nó nữa, do đó sẽ thể hiện tính chất đất một cách sát thực hơn.

Kết quả phân tích TPCG được thể hiện dưới biểu sau:

Biểu 01: Thành phần cơ giới đất

Rừng trồng Độ sâu (cm) Sét vật lý (%) Cát vật lý (%) Phân loại

Keo lá tràm 0 - 20 47,79 52,21 Thịt nặng 20 - 50 57,49 42,51 Thịt nặng TB 53,61 46,39 Thịt nặng Đất trống ĐC Keo lá tràm 0 - 20 43,10 56,90 Thịt trung bình 20 - 50 50,07 49,93 Thịt nặng TB 47,28 52,72 Thịt nặng Thông nhựa 0 - 20 57,75 42,25 Thịt nặng 20 - 50 52,03 47,97 Thịt nặng TB 54,32 45,68 Thịt nặng Đất trống ĐC Thông nhựa 0 - 20 44,41 55,59 Thịt trung bình 20 - 50 54,30 45,70 Thịt nặng TB 50,34 49,66 Thịt nặng

Qua biểu 01 ta thấy rằng TPCG đất tính chung cho cả độ sâu 0-50 cm dưới các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu là thịt nặng.

Hàm lượng sét vật lý của đất dưới tán rừng trồng và đất trống làm đối chứng tăng theo chiều sâu nghiên cứu. Điều này rất phù hợp với quy luật, bởi vì sét vật lý là cấp hạt có kích thước nhỏ (<0,01 mm) nên trong thời gian dài dưới tác động của quá trình rửa trôi (có thể mạnh hay yếu) mà các hạt sét này sẽ di chuyển dần xuống các lớp đất sâu hơn.

Riêng chỉ có đất dưới tán rừng Thông nhựa là có hàm lượng sét tầng trên (0-20 cm) cao hơn tầng dưới (20-50 cm). Nguyên nhân có thể do đất ở đây ít chịu tác động của hiện tượng rửa trôi hơn.

Biểu đồ 01: Biến động hàm lượng sét vật lý của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống (đối chứng bằng 0)

Biểu đồ 01 cho thấy: Hàm lượng sét vật lý của đất dưới tán rừng trồng hai loài cây đều cao hơn so với đất trống đối chứng. Đất có rừng, do có sự che phủ của thực vật nên ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng rửa trôi, vì vậy hàm lượng các hạt sét bị mất đi là ít hơn so với đất trống đối chứng.

Biến động tăng hàm lượng sét vật lý so với đất trống của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại rừng trồng: Thông Nhựa (Pinus merkusii), Keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis) đến tính chất lý hoá học của đất, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của chúng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 28)