Chua tiềm tàng (độ chua ẩn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại rừng trồng: Thông Nhựa (Pinus merkusii), Keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis) đến tính chất lý hoá học của đất, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của chúng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 41)

Độ chua tiềm tàng là độ chua gây nên bởi những ion H+ và những ion khác như Al3+, Fe3+ có trong dung dịch đất và trong phức hệ hấp phụ của đất. Độ chua tiềm tàng phụ thuộc vào khả năng hấp phụ của đất. Nếu dùng các lực khác nhau để đẩy ion H+, Al3+ và Fe3+ ra khỏi hấp phụ thì chúng tách ra không giống nhau. Vì vậy, độ chua tiềm tàng được chia làm hai loại: Độ chua trao đổi và độ chua thủy phân.

a. Độ chua trao đổi (E, lđl/100gđ)

Với đất feralit, độ chua trao đổi chủ yếu do ion Al3+ gây nên, vì trong đất thường tích lũy nhiều Al3+ ở dạng tự do hoặc bị hấp phụ có thể trao đổi. Loại độ chua này như một lực lượng bổ sung cho độ chua hoạt động trong lúc cần thiết chứ nó không gây ảnh hưởng đến thực vật.

1,99% 10,57%

Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng sau:

Biểu 04: Độ chua trao đổi và độ chua thủy phân của đất tại khu vực nghiên cứu

Rừng trồng Độ sâu (cm) Độ chua trao đổi E (lđl/100gđ) thủy phân Độ chua H E H+ Al3+ Keo lá tràm 0 - 20 4,17 0,27 3,90 8,02 20 - 50 3,67 0,22 3,45 6,42 TB 3,87 0,24 3,63 7,06 Đất trống ĐC Keo lá tràm 0 - 20 3,33 0,23 3,10 6,74 20 - 50 2,89 0,20 2,69 5,63 TB 3,06 0,21 2,85 6,08 Thông nhựa 0 - 20 3,55 0,40 3,15 7,67 20 - 50 3,09 0,37 2,71 6,37 TB 3,27 0,38 2,89 6,89 Đất trống ĐC Thông nhựa 0 - 20 2,90 0,37 2,53 6,53 20 - 50 2,69 0,33 2,36 6,17 TB 2,78 0,35 2,43 6,31

Qua biểu 04 ta thấy độ chua trao đổi của đất dao động trong khoảng 2,78 - 3,87 lđl/100gđ thuộc mức trung bình đến cao. Độ chua trao đổi của đất giảm dần theo độ sâu nghiên cứu. Lượng H+ lưu động trong đất rất nhỏ so với lượng Al3+, chứng tỏ độ chua trao đổi của đất được gây nên bởi ion Al3+ có trong đất.

Biểu đồ 07: Biến động độ chua trao đổi của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống

26,47%

Qua biểu đồ 07 ta thấy, độ chua trao đổi của đất dưới 2 loại rừng trồng tại khu vực nghiên cứu đều cao hơn so với đất đối chứng bởi vì hàm lượng mùn của đất rừng lớn hơn đất trống nên khả năng hấp phụ cao hơn.

Biến động tăng độ chua trao đổi so với đất trống của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa khá nhiều.

b. Độ chua thủy phân (H, lđl/100gđ):

Độ chua thủy phân biểu thị lượng H+, Al3+ và Fe3+ bị hấp phụ có thể trao đổi nằm trong phức hệ hấp phụ của đất. Thường thì độ chua thủy phân lớn hơn độ chua trao đổi.

Độ chua thủy phân có quan hệ tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn một cách khá chặt chẽ. Ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào số lượng và loại hình keo đất, thành phần cơ giới đất, số lượng và thành phần các cation bazơ trao đổi. Có thể xem độ chua thủy phân là độ chua tiềm tàng lớn nhất trong đất. Vì vậy, để khử chua cho đất, người ta thường căn cứ vào độ chua thủy phân để tính lượng vôi cần bón.

Biểu 04 cho thấy độ chua thủy phân của đất ở khu vực nghiên cứu dao động từ 6,08 - 7,06 lđl/100gđ thuộc mức trung bình. Đất dưới tán rừng trồng của cả hai loài cây và đất trống làm đối chứng tại khu vực nghiên cứu đều giảm theo chiều sâu nghiên cứu. Nguyên nhân do hàm lượng mùn ở tầng trên cao hơn so với tầng sâu phía dưới. Độ chua thuỷ phân của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa nhưng không đáng kể.

Biểu đồ 08: Biến động độ chua thủy phân của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống

Biểu đồ 08 cho thấy độ chua thủy phân của đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm và Thông nhựa đều lớn hơn so với đất trống, chứng tỏ đất dưới hai loại rừng trồng này có hàm lượng mùn và khả năng hấp phụ các cation gây chua cho đất cao hơn so với đất trống.

Biến động tăng độ chua thuỷ phân so với đất trống của rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa.

5.3.2. Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ

Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ là những chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất một cách tổng quát. Thành phần cation trao đổi sẽ chi phối tới tác dụng của phân bón, các cation trao đổi ảnh hưởng tới tính chất lý hóa học của đất, tới độ chua của đất. Yếu tố chi phối chính tới chỉ tiêu này là độ chua của đất và cường độ rửa trôi đất. Đất có tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ càng cao thì càng thuận lợi cho thực vật về mặt dinh dưỡng và khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng, các chất dễ tiêu dễ hòa tan hơn. Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại đất và loại đá mẹ. Ví dụ: Đất đen, đất phát triển trên Đá vôi thì tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ tăng; Đất phát triển trên đá Macma axit thì tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ thấp hơn…

Kết quả phân tích được thể hiện ở biểu sau:

16,12%

Biểu 05: Tổng bazơ trao đổi, độ no bazơ và hàm lượng mùn của đất ở khu vực nghiên cứu Rừng trồng Độ sâu (cm) Tổng cation bazơ S (lđl/100gđ) Độ no bazơ V (%) Hàm lượng mùn M(%) Keo lá tràm 0 - 20 11,25 58,38 4,18 20 - 50 9,49 59,66 3,07 TB 10,19 59,15 3,01 Đất trống ĐC Keo lá tràm 0 - 20 10,20 60,22 3,19 20 - 50 8,66 60,58 2,34 TB 9,27 60,44 2,68 Thông nhựa 0 - 20 10,43 57,64 3,85 20 - 50 8,82 58,08 2,68 TB 9,46 57,90 3,15 Đất trống ĐC Thông nhựa 0 - 20 9,11 58,28 2,84 20 - 50 8,70 58,54 2,41 TB 8,87 58,43 2,58

a. Tổng bazơ trao đổi (S, lđl/100gđ):

Tổng bazơ trao đổi chịu ảnh hưởng của các ion Ca2+ và Mg2+ là chủ yếu. Biểu 05 cho thấy tổng bazơ trao đổi của đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm là 10,19 lđl/100gđ, thuộc mức cao; các ô đất còn lại có tổng bazơ trao đổi dao động trong khoảng 8,87 – 9,46 lđl/100gđ, thuộc mức trung bình khá. Tổng bazơ trao đổi ở các vị trí đều giảm từ từ theo độ sâu của phẫu diện.

Tổng bazơ trao đổi của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa, nhưng không nhiều.

Biểu đồ 09: Biến động tổng bazơ trao đổi của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống

9,92%

Đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm và Thông nhựa đều có tổng bazơ trao đổi lớn hơn so với đất trống đối chứng. Nguyên nhân do có độ tàn che của thực vật nên đất dưới tán rừng trồng ít bị rửa trôi bazơ hơn đất trống.

Biến động tăng tổng bazơ trao đổi so với đất trống của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa.

b. Độ no bazơ (V%):

Độ no bazơ là chỉ tiêu có ý nghĩa gián tiếp về mặt dinh dưỡng, nó thường mang lại cho đất những tính chất ưu việt. Trong các loại đất khác nhau độ no bazơ có thể dao động trong khoảng 5 - 100%. Độ no bazơ cao (V% ≥ 60% - 70%), thường mang lại cho đất những tính chất ưu việt, còn nếu V% < 50% là bất lợi cho thực vật.

Biểu 05 cho thấy:

Độ no bazơ của đất tại các vị trí nghiên cứu dao động trong khoảng 57,90 - 60,44% thuộc mức trung bình đến khá. Độ no bazơ của đất tăng không đáng kể theo độ sâu nghiên cứu. Độ no bazơ của đất rừng trồng Keo lá tràm cao hơn đất rừng trồng Thông nhựa.

Biểu đồ 10: Biến động độ no bazơ của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống

-0,91% 6,65%

Qua biểu đồ 10 ta thấy độ no bazơ của đất dưới tán rừng trồng của cả hai loài cây đều giảm so với đất trống đối chứng do độ chua của đất rừng lớn hơn đất trống. Tuy nhiên, mức giảm là không đáng kể.

Biến động giảm độ no bazơ so với đất trống của đất rừng trồng Keo lá tràm nhiều hơn đất rừng trồng Thông nhựa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại rừng trồng: Thông Nhựa (Pinus merkusii), Keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis) đến tính chất lý hoá học của đất, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của chúng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w