Tỷ trọng, dung trọng, độ xốp của đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại rừng trồng: Thông Nhựa (Pinus merkusii), Keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis) đến tính chất lý hoá học của đất, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của chúng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 31)

a) Tỷ trọng.

Tỷ trọng đất là một chỉ tiêu phụ thuộc vào thành phần khoáng vật và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Nếu đất có hàm lượng chất hữu cơ và mùn càng cao thì tỷ trọng càng nhỏ, và ngược lại.

Tỷ trọng của đất nằm trong khoảng 2,0-2,9 (g/cm3). Theo chiều sâu phẫu diện tỷ trọng đất tăng dần và thường đạt cực đại ở tầng B.

Kết quả phân tích dung trọng, tỷ trọng, độ xốp của đất được thể hiện ở biểu sau:

13,39%

Biểu 02: Tỷ trọng, dung trọng, độ xốp đất ở độ sâu 0 – 20 cm Rừng trồng Tỷ trọng d (g/cm3) Dung trọng D (g/cm3) Độ xốp P (%) Rừng Keo lá tràm 2,28 1,07 53,07 Đất trống ĐC Keo lá tràm 2,40 1,17 51,25 Thông nhựa 2,48 1,11 55,31 Đất trống ĐC Thông nhựa 2,52 1,22 51,39

Qua biểu 02 ta thấy rằng: Đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm có tỷ trọng là 2,28 g/cm3 thuộc mức nhỏ, ở các vị trí còn lại đất có tỷ trọng trong khoảng 2,4 - 2,52 g/cm3 thuộc mức trung bình.

Tỷ trọng của đất dưới tán rừng Keo lá tràm thấp hơn dưới tán rừng Thông nhựa do đất dưới tán rừng Keo lá tràm có hàm lượng mùn và chất hữu cơ cao hơn đất dưới tán rừng Thông nhựa.

Biểu đồ 02: Biến động tỷ trọng của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống

Biểu đồ 02 cho thấy: Tỷ trọng của đất dưới hai loại rừng trồng đều nhỏ hơn so với đất trống. Điều này rất phù hợp với quy luật, bởi vì đất dưới tán rừng hàng năm được thực vật trả lại một lượng vật rơi rụng lớn nên hàm lượng chất hữu cơ và mùn sẽ cao hơn so với đất trống (Xem biểu 05 và biểu đồ 09).

-5%

Tỷ trọng của đất dưới tán rừng trồng của cả hai loài cây đều giảm so với đất trống làm đối chứng là tốt. Trong đó, biến động giảm của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa rất nhiều.

b) Dung trọng

Dung trọng là yếu tố đặc trưng cho độ chặt của đất. Theo chiều sâu phẫu diện dung trọng tăng rõ rệt, bởi vì càng xuống sâu thì hàm lượng chất hữu cơ giảm, đất bí chặt hơn do sự rửa trôi tầng mặt, và do áp suất vĩnh cửu tầng trên gây ra.

Dung trọng thường nhỏ hơn tỷ trọng. Dung trọng không những phụ thuộc vào thành phần khoáng và mùn mà còn phụ thuộc vào độ xốp của đất. Đất có dung trọng càng nhỏ thì hàm lượng mùn và chất hữu cơ càng cao, kết cấu đất càng tốt, thoáng.

Từ biểu 02 ta thấy: Chỉ có dung trọng của đất trống đối chứng Thông nhựa là ở mức trung bình ( 1,22 g/cm3 ), còn dung trọng ở các ô đất còn lại nằm trong khoảng 1,07 - 1,17 g/cm3 thuộc mức nhỏ.

- Dung trọng của đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm thấp hơn so với đất dưới tán rừng trồng Thông nhựa chứng tỏ đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm giàu chất hữu cơ hơn đất dưới tán rừng trồng Thông nhựa. Điều này rất phù hợp với lập luận về tỷ trọng ở phần trên.

Biểu đồ 03: Biến động dung trọng của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống

-8,55%

Biểu đồ 03 cho thấy dung trọng của đất dưới tán rừng trồng của cả hai loài cây đều nhỏ hơn so với đất trống. Điều này là phù hợp với quy luật vì đất dưới tán rừng thường nhiều mùn và chất hữu cơ hơn, độ xốp cao hơn so với đất trống. Biến động giảm dung trọng so với đất trống của đất rừng trồng Thông nhựa lớn hơn đất rừng trồng Keo lá tràm nhưng không đáng kể.

Dung trọng của đất dưới tán rừng trồng thấp hơn so với đất trống đối chứng là tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại rừng trồng: Thông Nhựa (Pinus merkusii), Keo Lá Tràm (Acacia auriculiformis) đến tính chất lý hoá học của đất, đồng thời đánh giá mức độ thích hợp của chúng tại khu vực rừng phòng hộ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w