Mùn là yếu tố quan trọng của độ phì đất. Mùn hình thành không những là kho dự trữ chất dinh dưỡng cho cây trồng qua quá trình khoáng hóa mùn chậm chạp mà mùn còn ảnh hưởng nhiều tới các tính chất lý, hóa học của đất, tạo kết cấu đoàn lạp bền vững, đất thoáng khí, xốp, khả năng giữ nước cao, cường độ hoạt động của các vi sinh vật được tăng cường, khả năng hấp phụ của đất tăng. ...Ngoài ra, mùn có khả năng làm cho lân và các hợp chất lân trong đất từ khó tan thành dễ tan, làm giảm các chất độc có hại cho cây, làm tăng cao mức độ bão hòa và tính đệm cho đất. Vì vậy, mùn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì cho đất.
Bên cạnh đó, ngoài các nguyên tố đa lượng, mùn còn chứa các nguyên tố vi lượng và các axit mùn là các chất kích thích sinh trưởng đối với thực vật.
Để phân cấp mức độ giàu nghèo về hàm lượng chất hữu cơ và mùn thì thường căn cứ vào tầng đất mặt.
Biểu 05 cho thấy ở độ sâu 0 – 20 cm, hàm lượng mùn của đất dưới tán rừng Keo lá tràm là 4,18% thuộc mức khá giàu mùn; các ô nghiên cứu còn lại có hàm lượng mùn dao động trong khoảng từ 2,84 – 3,85% đều thuộc mức trung bình. Như vậy, đất dưới tán rừng trồng Keo lá tràm có hàm lượng mùn
cao hơn đất dưới tán rừng trồng Thông nhựa. Nguyên nhân có thể do vật rơi rụng của rừng Thông nhựa ít hơn và phân huỷ tạo mùn kém hơn so với rừng Keo lá tràm.
Hàm lượng mùn của đất giảm dần theo chiều sâu nghiên cứu.
Biểu đồ 11: Biến động hàm lượng mùn của đất dưới 2 loại rừng trồng so với đất trống
Qua biểu đồ 11 ta thấy rằng hàm lượng mùn trong đất dưới tán rừng trồng của cả 2 loài cây đều lớn hơn so với đất trống đối chứng. Điều này rất phù hợp với quy luật, vì đất dưới tán rừng trồng được trả lại một lượng vật rơi rụng rất lớn và trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra mùn. Mặt khác, đất dưới tán rừng thường có độ tàn che cao nên thoáng mát hơn, thuận lợi cho vi sinh vật đất hoạt động phân hủy xác hữu cơ của thực vật.
Biến động tăng hàm lượng mùn so với đất trống của đất rừng trồng Keo lá tràm lớn hơn đất rừng trồng Thông nhựa.