Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 38 - 71)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.2.3.Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,4 triệu ha bị ngập lụt vào năm lũ nhỏ và khoảng 1,9 triệu ha vào năm lũ lớn, thời gian ngập lụt từ 3 - 6 tháng, muộn hơn so với thượng lưu khoảng 1 tháng.

Lũ đồng bằng sông Cửu Long mỗi ngày lên (cường suất) trung bình 5 - 7 cm/ngày, lúc cao nhất có thể đạt 20 - 30 cm/ngày. Thời gian truyền lũ từ Phnom Penh đến Tân Châu khoảng 2 - 3 ngày. Đỉnh lũ lớn nhất thường xẩy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 và vào tháng 8 thường xẩy ra 1 đỉnh phụ, đỉnh phụ thấp hơn đỉnh chính. Tổng lưu lượng lũ trung bình toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 38.000m3/s. Những năm lũ lớn có thể đạt 40.000 - 45.000m3

/s. Tổng lượng lũ vào đồng bằng sông Cửu Long khoảng 350 - 400 tỷ m3. Mức nước ở Tân Châu cao hơn Châu Đốc khoảng 40 - 60cm, vì vậy, có sự chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh nối giữa 2 sông này như Tân Châu - Châu Đốc, Vàm Nao... trong đó Vàm Nao là lớn nhất. Tỷ lệ phân phối nước giữa sông Tiền, sông Hậu tại Mỹ Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51 và 49%).

Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có thể chia làm 3 thời kỳ: Đầu mùa lũ (từ tháng 7 - 8) nước lũ trên sông chính lên nhanh, nước lũ chứa nhiều phù sa; thời kỳ thứ 2 là khi nước lũ đã lên cao, lũ vào theo 2 hướng là từ sông chính vào và từ biên giới Việt Nam - Campuchia tràn xuống Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; thời kỳ thứ 3 là thời kỳ lũ rút, thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 10, mức nước lũ xuống dần cho đến tháng 12 thì đại bộ phận diện tích hết ngập lụt. Vào các năm lũ trung bình, các khu vực các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp có độ sâu ngập lớn nhất từ 2m đến trên 3m; các khu vực Nam kênh

Nguyễn Văn Tiếp, Bắc Bến Tre, Vĩnh Long, Tây sông Hậu, Tây Tứ giác Long Xuyên có độ sâu ngập 0,5 - 1,5m. Nhìn chung, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc loại lũ hiền và ổn định, thời gian xuất hiện đỉnh lũ và thời gian duy trì mực nước lũ kéo dài. Lũ cũng thường xuất hiện hai đỉnh lũ (đỉnh chính thường xuất hiện từ 15/9 - 15/10, đỉnh lũ phụ thường xuất hiện tháng 7 phù hợp với chế độ mưa). Ngập lụt chủ yếu do ngập lũ kết hợp với mưa tại địa phương. Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thông thường, khoảng 4 ÷ 6 năm tại đồng bằng sông Cửu Long có một trận lũ lụt lớn. Trong gần 45 năm qua, thì các năm 1961, 1978, 1984, 1991, 1996, 2000, và 2002 là những năm lũ lụt lớn:

Trận lũ năm 1961 là lũ có đỉnh cao nhất trong vòng gần 45 năm qua, lượng mưa tháng VIII và IX nhiều nơi đạt từ 500 - 700 mm/tháng.

Trận lũ năm 1978 là một trong những trận lũ lớn cả về lưu lượng, tổng lượng và diễn biến bất thường. Lũ có dạng hai đỉnh, thời gian duy trì mực nước từ 4,33 m trở lên là 60 ngày. Đỉnh lũ vào tháng X trùng kỳ triều cường và mưa lớn nội đồng nên ngập lụt lớn.

Trận lũ năm 1984: Mưa lớn do hai đợt gió mùa Tây - Nam liên tiếp nhau trong cuối tháng VIII đầu tháng IX đã gây lũ lớn ở thượng trên sông Mekong. Trận lũ năm 1991: Lũ có dạng hai đỉnh với đỉnh chính xuất hiện trước và đỉnh phụ xuất hiện sau 1,5 tháng. Đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc không cao (thấp hơn lũ 1978 và 1984), duy trì mực nước trên 4,5m chỉ có 20 ngày, ngắn nhất trong số các trận lũ lớn, song do gặp triều cường và mưa nội đồng lớn nên gây ngập lụt rộng và sâu.

Trận lũ năm 1996: Lũ 1996 là lũ một đỉnh. Triều cường trong tháng X làm gia tăng đáng kể mực nước lũ phần thuộc các tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và Bến Tre. Mưa nội đồng tăng thêm ngập úng cho các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang.

Trận lũ năm 2000: Đây là trận lũ lịch sử tại ĐBSCL. Cơn lũ đã gây nên những tổn thất nặng nề nhất từ trước đến nay ở miền Nam. Lũ năm 2000 đến sớm hơn

mọi năm: tổng lượng lũ năm 2000 lớn nhất trong lịch sử kể từ năm 1037 trở lại đây, đạt 420 tỷ m3

.

Trận lũ năm 2002: Như một thách đố, năm 2002 lại xảy ra một trận lũ đặc biệt lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, điều chưa từng có kể từ khi có các quan trắc lũ lụt một cách bài bản ở đồng bằng sông Cửu Long trong hơn 80 năm qua. Lũ năm 2002 trên sông Mêkông là một trong 5 trận lũ lớn nhất thời kỳ 1961 – 2004 về tổng lượng lũ và đỉnh lũ.

2.4. Ảnh hƣởng củ a thiên tai lũ lu ̣t ở Viê ̣t Nam

Ảnh hưởng của lũ lụt có cả tiêu cực và tích cực trên tất cả các mặt kinh tế xã hội và môi trường. Về mặt tiêu cực: gây khó khăn và thử thách trong sinh hoạt, sản xuất, gây thiệt hại đến tài sản, cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi và đặc biệt là tính mạng con người.

Song mùa lũ cũng mang lại những tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế, xã hội và cải tạo môi trường vùng lũ. Mùa lũ đã tạo điều kiện để người dân có thêm thu nhập, phát triển các ngành nghề, dịch vụ tạo công ăn việc làm trong mùa lũ (như đánh bắt thủy sản, bắt ốc bươu vàng, hái bông điên điển, chở đất mướn…), mang lại nguồn lợi thủy sản, diệt mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa cho đất…

Do đó, việc tìm hiểu những lợi ích và tác hại trong mùa lũ ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp người dân trong vùng lũ có đối sách khai thác những lợi thế và hạn chế những khó khăn do mùa lũ mang lại.

2.4.1. Ảnh hƣở ng của lũ lu ̣t đến sự sống của con ngƣời

Thiên tai lũ lụt xảy ra gây biết bao hậu quả vô cùng lớn và nghiêm trọng cho môi trường tự nhiên, nền kinh tế và quan trọng hơn hết là nó đe dọa trực tiếp sự sống của con người.

- Ảnh hưởng của lũ lụt đối với tính mạng của con người: Theo một thống

kê mới đây: Từ năm 2005 đến năm 2010, tại miền Trung, thiên tai bão lũ đã làm gần 1.859 người thiệt mạng, trong đó 1.640 người chết và 219 người mất tích. Mới đây, đầu tháng 11/2011, miền Trung lại bị chìm trong lũ lớn khiến hàng chục ngàn người dân lâm cảnh màn trời chiếu đất. Mưa lũ đã làm 27 người chết

(trong đó Quảng Nam 19, Quảng Ngãi 3, Đà Nẵng 3, TT - Huế 1, Bình Định 1, Phú Yên 1) và 1 người mất tích, thiệt hại về vật chất lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Hơn thế nữa lũ lụt cũng có thể traumatise nạn nhân và gia đình của họ trong thời gian dài của thời gian. Sự mất mát của những người thân yêu có tác động sâu sắc, đặc biệt là đối với trẻ em.

- Bệnh cho người và động vật: Mưa lũ đổ về gây ngập lụt trên diện rộng và tình trạng ô nhiễm môi trường là điều kiện rất thuận lợi để dịch bệnh phát triển mạnh, nhất là các bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da, ngộ độc, cúm… Trong đó, đáng lo ngại nhất là bệnh về đường tiêu hóa, vì khi lũ lụt đổ về, nước bẩn của các ao hồ tù đọng và nước thải, rác thải, thuốc bảo vệ thực vật ở đồng ruộng… hòa vào bề nước ngầm, hòa vào giếng nước làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.

Mặt khác công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau lũ lụt gặp nhiều khó khăn, giao thông đi lại bị chia cắt, trong khi đó phương tiện đi lại như ca nô, xuồng máy thiếu, khó có thể tiếp cận được với vùng lũ. Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ lụt, mỗi người dân ở địa bàn ngập úng cần làm tốt công tác vệ sinh cá nhân trong ăn uống, sinh hoạt, không ăn quả xanh, không uống nước lã, bảo đảm ăn chín, uống sôi, đồng thời có ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom tẩy uế khi mưa lũ rút, bảo đảm an toàn vệ sinh nguồn nước, giảm tối đa ô nhiễm do mưa lũ gây ra. Trong và sau khi nước lũ rút, việc xử lý nguồn nước đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho nhân dân, hạn chế được dịch bệnh bùng phát trong mùa mưa lũ.

2.4.2. Ảnh hƣởng của lũ lụt đến các ngành kinh tế - xã hội

2.4.2.1. Ảnh hưởng của thiên tai lũ lu ̣t đến các lĩnh vực kinh tế

Sau mỗi trận lũ lụt hậu quả chúng để lại là vô cùng nặng nề đối với các lĩnh vực kinh tế.

+ Cơ sở vật chất và cở sở hạ tầng: Sau lũ lụt các công trình giao thông, cầu cống, các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bị hỏng nặng tác động đáng kể đến nền kinh tế khu vực và quốc gia. Thiệt hại cho cơ sở hạ tầng cũng gây ra tác động lâu dài, chẳng hạn như sự gián đoạn nguồn cung cấp nước sạch, xử lý nước

thải, điện, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, mất sinh kế, giảm sức mua và mất giá trị đất ở vùng đồng bằng có thể để lại các cộng đồng dễ bị tổn thương về kinh tế.

Không dừng lại ở đây lũ lụt còn gây ra biết bao ảnh hưởng đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các ngành kinh tế cũng chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt:

- Sản xuất nông nghiệp: Lũ lụt ở khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng có thể dẫn đến thiệt hại trên diện rộng cho cây trồng và mất mát gia súc; có thể làm mất mùa, dẫn tới sản lượng lương thực năm thấp; sản xuất bị ngưng trệ, giá cả các mặt hàng nông phẩm trở nên đắt đỏ và khan hiếm; làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp và ô nhiễm rất khó cho việc cải tạo và canh tác đạt hiệu quả. Còn đối với ngư nghiệp thì sản lượng thủy sản thì bị suy giảm đáng kể do bị lũ cuốn trôi.

Tuy nhiên, các sự kiện lũ lụt có thể dẫn đến lợi ích lâu dài cho sản xuất nông nghiệp nạp kho tài nguyên nước, trẻ hóa độ phì của đất phù sa lắng đọng… Ví dụ: Ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm, mùa lũ về đem lại giá trị gần 2.000 tỉ đồng từ các ngành nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng, chăn nuôi, dịch vụ, giải quyết việc làm cho hơn 600.000 lao động nông nhàn. Lũ sông Mêkông đã tạo ra một “mùa nước nổi” trên diện tích rộng lớn của ĐBSCL, thủy sản nước ngọt thích hợp phát triển. Tại An Giang đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, như trồng lúa, rau màu, trồng nấm rơm, chăn nuôi gia súc, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản,... phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh với nguồn thức ăn có sẵn nên nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo và trở nên khá giả. Theo ông Đỗ Vũ Hùng, Phó giám đốc Sở NN- PTNT An Giang, quả quyết: Bây giờ người dân không còn sợ lũ, mà ai cũng “chờ” lũ về để làm ăn, không ít người làm giàu nhờ lũ.

- Công nghiệp: Các nhà máy sản xuất phải đóng cửa ngừng sản xuất để khắc phục hậu quả do bị ngập úng, giao thông bị gián đoạn, cơ sở vật chất, hạ tầng bị hư hại.

- Du lịch: Thiên tai lũ lụt thường xảy ra ở các vùng ven biển vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ biểu hiện như: Cảnh quan bị đảo lộn, các khu vui chơi, bãi tắm bị phá hủy làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, sự trong lành của nó. Từ một điểm vui chơi giải trí bỗng chốc trở nên tan hoang sơ xác tiêu điều, cũng có những vẻ đẹp tự nhiên bị biến mất hoàn toàn không thể tái tạo lại được gây ảnh hưởng không hề nhỏ ngành du lịch. Suy thoái ngắn hạn trong ngành du lịch trong khu vực thường trải qua sau khi một sự kiện lũ lụt. Trong khi tác động vào cơ sở hạ tầng du lịch và thời gian cần thiết để trở về năng lực hoạt động đầy đủ có thể được tối thiểu, hình ảnh của các khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt thường dẫn đến hủy đặt phòng và giảm đáng kể số lượng khách du lịch. Ngoài những ảnh hưởng đến suy giảm đa sinh học, nguy cơ nhấn chìm và phá huỷ cơ sở hạ tầng và suy giảm tiềm năng du lịch ở các vùng ven biển cũng là một vấn đề quan trọng. Hiện nay, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, với hàng triệu người tham gia và kiếm sống nhờ du lịch. Biến đổi khí hậu mà hệ quả là nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm và phá huỷ cơ sở hạ tầng du lịch, từ đó làm giảm lượng khách tìm đến và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu người, trong đó đa phần là người nghèo. Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân Huyện Giao Thuỷ, Nam Định, kể từ cơn bão số 5 năm 2005 đến năm đầu năm 2008, tại khu vực bờ biển Bạch Long - Giao Thủy và Khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20cm. Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng, thế nhưng từ năm 2005, biểu mực nước biển dâng lên rõ rệt. Đặc biệt, mỗi lần thủy triều lên, mực nước dâng cao tràn qua đường khu du lịch ở thị trấn Quất Lâm, Chính quyền địa phương đã phải tổ chức tôn cao đường trong khu du lịch từ 20 - 50cm và xây bờ chắn sóng. Hậu quả của mực nước dâng cao 20cm đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện. - Giáo dục: Lũ lụt gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục. Ở miền Trung khi lũ đến hàng 100.000 học sinh không thể đến trường, đồ dung học tập, sách vở của các em bị nước lũ làm hư hỏng. Không chỉ như vậy các em cũng không có nơi để học tập, vui chơi vì trường học của các em bị nước lũ làm sập

hoặc bị hỏng nặng. Bộ GDĐT vừa thống kê thiệt hại do lũ lụt đối với ngành giáo dục tại các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua: Theo đó, tính đến ngày 25/10/2010, thống kê nhanh từ 3 tỉnh bị lũ lụt, hầu hết các trường học và gia đình học sinh đều bị thiệt hại nặng nề, hầu hết SGK, vở và đồ dùng học tập đều bị nước lũ cuốn trôi với tổng thiệt hại lên đến 705 tỷ đồng, riêng SGK bị mất đã lên tới 383.000 bộ, tương đương 27 tỷ đồng.

- Giao thông vận tải: Từ nhiều năm qua, giao thông Bắc – Nam đoạn qua địa bàn miền Trung rơi vào “điệp khúc chia cắt’ trong mùa lũ. Cứ vào mùa mưa lũ, hàng hóa lại gập ghềnh qua miền Trung, hành khách Bắc – Nam vừa đi vừa run bởi nạn ngập lũ, nhất là sau sự kiên xe khách cao cấp 4- 8K5868 bị lũ cuốn trôi khiến 20 người chết và mất tích tại Hà Tĩnh hồi tháng 10 vừa qua. Mặc dù, ngành giao thông đã tập trung nâng cấp các tuyến đường Bắc – Nam song giải pháp hữu hiệu cho giao thông Bắc – Nam qua đoạn miền Trung vẫn là bài toán chưa có lời giải

2.4.2.2. Ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt đến văn hóa – xã hội và chính trị

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 38 - 71)