Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 25 - 71)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.2.Nguyên nhân gián tiếp

2.2.2.1. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu

Theo Liên hợp quốc, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình hình lũ lụt. Tần số lũ lụt sẽ ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Theo một công trình nghiên cứu đăng tải trên tập san khoa học biến đổi khí hậu tự nhiên của Anh ra ngày 9/6, sự tiến triển không thể kiểm soát về tình trạng ấm lên trên toàn cầu sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt trên 42% diện tích bề mặt Trái Đất, chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi, vào cuối thế kỷ 21 này. Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Yukiko Hirabayashi thuộc Học viện Đổi mới Kỹ thuật của Đại học Tokyo (Nhật Bản) đứng đầu, ước tính rằng nếu từ nay đến năm 2100, nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3,5 độ C thì số người có nguy cơ chịu lũ lụt sẽ tăng từ con số 5,6 triệu hiện nay lên tới 80 triệu

người. Tần số lũ lụt sẽ tăng trên diện rộng ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á - Âu, Đông và Nam Châu Phi, và Nam Mỹ. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này cũng cho thấy tần số lũ lụt được dự đoán sẽ giảm tại một số khu vực cụ thể chiếm khoảng 18% diện tích bề mặt Trái Đất. Cảnh báo trên được nhóm nghiên cứu đưa ra dựa trên thông tin về 11 mô hình khí hậu hiện tại và một chương trình riêng của nhóm này được thiết kế để dự báo lũ trên các con sông. Nhóm các nhà nghiên cứu này cho rằng nếu Trái Đất tiếp tục ấm lên mà không có các biện pháp hiệu quả để đối phó, thì cứ mỗi 10 đến 50 năm sẽ có một lần hàng loạt trận lũ lụt ồ ạt xảy ra trên rất nhiều sông trong số 29 con sông lớn của thế giới, trong khi hiện nay tần số đó xảy ra là một lần trong một thế kỷ. Do đó, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân nhắc nguy cơ lũ lụt khi đặt mục tiêu giảm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vốn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ấm lên trên Trái Đất.

Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra như hạn hán, lũ lụt, bão…Biến đổi khí hậu đặt ra cho Việt Nam nhiều mối nguy hại. Biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam phải chịu nhiều rủi ro thiên tai hơn, chủ yếu là do thay đổi về lượng mưa và bão. Lượng mưa nói chung sẽ tăng và cường độ có thể mạnh hơn. Bão xuất hiện thường xuyên và nhanh hơn, hoặc thời gian và địa điểm xuất hiện sẽ thay đổi. Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp, những biến đổi này sẽ dẫn đến sự gia tăng tần suất và cường độ của lũ quét, lũ theo mùa trên sông và lụt lội vùng ven biển. Thêm vào đó là hiện tượng mực nước biển dâng cao được xem là một trong những hiểm hoạ lớn nhất mà Việt Nam phải gánh chịu. Với đường bờ biển dài 3.260km, mực nước biển dâng cao sẽ làm mất 12,2% diện tích đất và đe doạ tới môi trường sống của 17 triệu người. Theo tính toán của Uỷ ban Liên chính phủ (IPCC), khi mực nước biển dâng 1 sẽ làm cho 3% diện tích của đồng băng sông Hồng (xấp xỉ 300 km2) sẽ bị ngập trong nước biển. Ở phía nam diện tích đất ngập trong nước biển lên tới hàng nghìn km2. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề khi nước biển dâng cao. Cũng theo tính chất này, hơn 12,3% diện tích đất trồng trọt và

kèm theo 1/5 dân số sẽ bị mất nhà cửa, nếu mực nước biển dâng cao 1m. Giống như sự phân bố dân cư trên thế giới, ở vùng ven biển, vùng duyên hải của Việt Nam có mức độ tập trung dân cư đông. Nếu tính độ cao dưới 10m, từ mực nước chuẩn thì Việt Nam có đến 41,5 triệu người đang sinh sống và có liên quan mật thiết với biển. Vì thế khi nước biển dâng cao sẽ là một hiểm hoạ đối với nước ta. Hiện tượng nước biển lấn bờ trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng với mức độ khác nhau từ vài mét đến vài chục mét mỗi năm diễn ra dọc bờ biển suốt từ Bắc đến Nam. Hiện tượng ngập úng ở đồng bằng châu thổ tăng cường vào mùa lũ, hoạt động xâm thực gây sạt lở các vùng dân cư tập trung hai bên bờ sông diễn ra thường xuyên xuất hiện các vùng ngập triều. Dự kiến mực nước biển dâng vào khoảng 30cm đến 1m trong vòng 30 năm tới. Nguy cơ lụt lội ở các vùng đất thấp ven biển rất cao. Khi nhiệt độ ở Việt Nam tăng lên, hạn hán sẽ trở thành thường xuyên và khốc liệt. Cộng đồng dân cư phần lớn dựa vào nền sản xuất nông nghiệp tưới tiêu nhờ mưa và phụ thuộc nhiều vào thời tiết như nước ta dễ bị tổn thương nặng nề, nhất khi phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt và bão nhiệt đới.

2.2.2.2. Suy giảm tài nguyên rừng

Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của FAO, diện tích rừng ở Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng miền Bắc còn khoảng 30%, miền Trung 40% và 37% trong hạ lưu vực sông Cửu Long. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Bắc và miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sụt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu.

2.2.2.3. Phát triển đô thị không hợp lí

Mật độ dân số đô thị ở Việt Nam tăng lên không ngừng theo mức tăng cơ học. Đô thị của Việt Nam cũng theo kiểu phát triển hướng tâm từ những năm 1980 - 2000, đến kiểu mở rộng đô thị theo vành đai của thập niên gần đây, các vòng ngoài cao hơn vòng trong, việc san lấp dần các khu trũng tự nhiên ở các huyện ngoại thành để dành đất cho dân cư và nhà máy, các dòng sông bị thu hẹp dần, tốc độ khai thác nước ngầm gia tăng liên tục.

Ngày xưa, lũ được xem là lớn khi có ba yếu tố cùng xuất hiện đồng thời: Nước lớn từ thượng nguồn đổ về, mưa to tại chỗ và triều cường xuất hiện. Nhưng nay, quy luật đó dường như không còn đúng, hễ có chút mưa vừa vừa là ngập úng, triều cường hơi cao hơn bình thường một tí là nhiều đường phố đã biến thành sông. Chỉ cần vài trận mưa lớn khoảng 300 - 500mm là nhiều nơi ở Hà Nội, TP.HCM gần như tê liệt nhiều ngày. Nếu thêm các yếu tố như tắc nghẽn giao thông, ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường, xả rác thải bừa bãi và tình trạng lấn chiếm đất sông hồ như hiện nay thì bộ mặt đô thị ngày càng trở nên méo mó, bất cập hơn khi ngập lũ xuất hiện. Ví dụ: Ở Hà Nội, sáng 15 - 5/2010 một trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ xảy ra trên địa bàn đã khiến cho nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập chìm trong nước. Nhiều tuyến phố lớn như Láng Hạ, Thái Thịnh, Thái Hà, Tây Sơn… trở thành sông sau cơn mưa với nhiều đoạn ngập sâu trong nước từ 30 - 40cm, thậm chí có một số đoạn ngập sâu tới hơn nửa mét. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơn mưa lớn bất thường kéo dài gần 2 giờ đồng hồ vào chiều 7/3/2009 đã gây ngập nặng hàng chục tuyến đường nội thành và gây kẹt xe kéo dài tại nhiều khu vực.

2.2.2.4. Nguyên nhân khác

- Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông: Công việc nàycũng làm gia tăng mức độ của lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn.

- Sự điều tiết của Biển Hồ: Trước khi chảy vào đồng bằng sông Cửu Long, lũ đã được Biển Hồ và các đồng ngập lụt ở Campuchia điều tiết. Vào đầu

mùa lũ, nước lũ sông Mêkông luôn luôn chảy vào Biển Hồ, sau khi đạt đỉnh lũ nước Biển Hồ lại chảy trở lại sông MêKông làm tăng dòng chảy lũ ở hạ lưu. Do có sự điều tiết của Biển Hồ và các cánh đồng ngập lụt ở Campuchia mà lũ châu thổ MêKông nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiền hòa hơn, nhưng kéo dài hơn, có nghĩa là đỉnh lũ thấp hơn, biên độ nhỏ hơn, cường suất nhỏ hơn, tốc độ truyền lũ về hạ lưu nhỏ hơn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài hơn.

- Hệ thống kênh thủy nông và đê đập ngăn mặn: Ở đồng bằng sông Cửu Long các hệ thống kênh này đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Campuchia chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lũ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã làm cản trở nước lũ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thoát ra biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn

2.3. Đặc điểm lũ lụt ở Việt Nam

2.3.1. Các đặc trƣng và phân loại lũ lụt ở Việt Nam

2.3.1.1 Các đặc trưng của lũ.

- Chân lũ lên: Là mực nước (Hcl) hay lưu lượng (Qcl) khi lũ bắt đầu lên Hình 1: Đồ thị diễn tả một quá trình lũ.

Chân

- Đỉnh lũ : Là mực nước (Hđ) hay lưu lượng nước (Qđ) cao nhất trong một trận lũ.

- Mực nước: Là độ cao của mặt nước trong sông so với độ cao chuẩn quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu) được ký hiệu là H và đơn vị là cm (centimét) hoặc m (mét). Ví dụ: Mực nước lũ vào tháng 8/1945 là 14,10m và tháng 8/1971 là 14,13m.

- Biên độ mực nước lũ: Là chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh với mực nước khi lũ bắt đầu lên. Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10 - 20 mét, cá biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3 - 8 mét.

- Thời gian của một trận lũ: Là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi hết lũ. Thời gian một trận lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Ví dụ: Trận lũ lụt năm 1945 kéo dài tới 30 ngày.

- Thời gian lũ lên: Là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến đỉnh lũ. Lũ trên các sông suối vừa và nhỏ ở miền núi thường lên xuống nhanh, tốc độ chảy lớn và thời gian một trận lũ ngắn, thường chỉ kéo dài không quá 2 - 3 ngày. Thời gian lũ lên, từ vài giờ cho đến 10 - 15 giờ, còn thời gian lũ xuống từ một đến vài ngày. Lũ ở hạ du các sông lớn thường lên từ từ, cường suất lũ lên bằng khoảng vài centimét đến vài chục centimét trong một giờ. (hình 2).

Hình 2: Thời gian lũ lên ở các vùng thuộc việt Nam

Lũ ở vùng núi (6-24 giờ) Lũ ở vùng đồng bằng (1-5 ngày) Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (1-2 tháng) Thời gian Vùng

- Lượng lũ: Là tổng lượng nước của một trận lũ hoặc trong một khoảng thời gian nào đó của trận lũ. Lượng lũ được ký hiệu là W và có đơn vị là m3

. - Lưu lượng nước: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), được ký hiệu là Q và đơn vị là m3/s hoặc l/s.

- Mô đun đỉnh lũ: Là lượng nước lũ lớn nhất được sinh ra trên 1 km2 diện tích lưu vực sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), thường có đơn vị là l/s.km2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc m3/s.km2.

- Cường suất lũ: Là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời gian, thường lấy đơn vị là cm/giờ, m/giờ, cm/ngày hoặc m/ngày. Cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2 - 5 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, khoảng 10 - 20 cm/h. Lũ trên sông Cửu Long thuộc loại “lũ hiền từ” nhất ở nước ta, với cường suất trung bình chỉ 3 - 4cm/ngày, lớn nhất cũng chỉ 20 - 40 cm/ngày (hình 3).

- Tốc độ nước lũ: Là tốc độ chảy của nước lũ trong sông, có đơn vị là m/s. Tốc độ nước lũ thường khác nhau giữa các sông và giữa các trận lũ. Trên các sông suối vừa và nhỏ miền núi, có độ dốc lòng sông lớn, tốc độ nước lũ lớn nhất có thể đạt tới hơn 5m/s, nhưng ở sông lớn vùng đồng bằng, tốc độ nước lũ tương đối nhỏ, lớn nhất cũng chỉ khoảng 2 - 3 m/s.

2.3.1.2. Phân loại lũ, lụt ở Việt Nam

Tại Việt Nam phân loại lũ theo một trong các tiêu chí sau đây: Hình 3: Cường suất lũ lên ở các vùng khác nhau

Vùng núi (200-500cm/giờ Vùng đồng bằng (10 -20cm/giờ) Sông Cửu Long cm/h

- Phân loại theo thời gian xuất hiện lũ; - Phân loại theo cấp độ mực nước đỉnh lũ;

- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của trận lũ đối với nền dân sinh, kinh tế. * Phân loại lũ theo thời gian xuất hiện lũ

Căn cứ vào thời gian xuất hiện của lũ, người ta có thể phân loại các loại lũ như sau:

Lũ tiểu mãn: Xảy ra vào khoảng tiết tiểu mãn hàng năm (từ tháng 4 đến tháng 6), chủ yếu là do mưa rào gây ra. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Tuy vậy, cũng có khi lũ tiểu mãn khá lớn, gây ra những thiệt hại đáng kể (trận lũ tháng 5/1986) ở Trung Bộ.

Lũ sớm: Xuất hiện sớm so với lũ chính vụ. Nếu xảy ra lũ sớm mà lũ lại lớn thì cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất.

Lũ chính vụ: Xuất hiện vào thời kỳ chính của mùa lũ, thường là lũ lớn nhất trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về người và của cải. Trên các sông Bắc Bộ, lũ chính vụ thường vào các tháng 7, 8; các sông Trung Bộ, thường vào tháng 10, 11; các sông Nam Bộ, Tây Nguyên, thường vào tháng 9, 10.

Lũ muộn: Là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ, thường không lớn. Tuy vậy, cũng có năm, có nơi lũ cuối vụ là lũ lớn nhất trong năm. Lũ trên các sông Bắc Bộ, Nam Bộ có thể xuất hiện muộn, vào tháng 11; ở Trung Bộ và Tây Nguyên vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

* Phân loại lũ theo cấp độ mực nước đỉnh lũ

Căn cứ vào mực nước trung bình đỉnh lũ nhiều năm, người ta có thể phân loại các loại lũ như sau:

Lũ nhỏ: Là lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức lũ trung bình nhiều năm. Lũ vừa: Là lũ có đỉnh lũ đạt mức lũ trung bình nhiều năm. Lũ lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức lũ trung bình nhiều năm. Lũ đặc biệt lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong lịch sử.

Lũ lịch sử: Là trận lũ có đỉnh lũ cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 25 - 71)