Các đặc trưng của lũ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 29 - 31)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.1.1Các đặc trưng của lũ

- Chân lũ lên: Là mực nước (Hcl) hay lưu lượng (Qcl) khi lũ bắt đầu lên Hình 1: Đồ thị diễn tả một quá trình lũ.

Chân

- Đỉnh lũ : Là mực nước (Hđ) hay lưu lượng nước (Qđ) cao nhất trong một trận lũ.

- Mực nước: Là độ cao của mặt nước trong sông so với độ cao chuẩn quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu) được ký hiệu là H và đơn vị là cm (centimét) hoặc m (mét). Ví dụ: Mực nước lũ vào tháng 8/1945 là 14,10m và tháng 8/1971 là 14,13m.

- Biên độ mực nước lũ: Là chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh với mực nước khi lũ bắt đầu lên. Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10 - 20 mét, cá biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3 - 8 mét.

- Thời gian của một trận lũ: Là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi hết lũ. Thời gian một trận lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. Ví dụ: Trận lũ lụt năm 1945 kéo dài tới 30 ngày.

- Thời gian lũ lên: Là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến đỉnh lũ. Lũ trên các sông suối vừa và nhỏ ở miền núi thường lên xuống nhanh, tốc độ chảy lớn và thời gian một trận lũ ngắn, thường chỉ kéo dài không quá 2 - 3 ngày. Thời gian lũ lên, từ vài giờ cho đến 10 - 15 giờ, còn thời gian lũ xuống từ một đến vài ngày. Lũ ở hạ du các sông lớn thường lên từ từ, cường suất lũ lên bằng khoảng vài centimét đến vài chục centimét trong một giờ. (hình 2).

Hình 2: Thời gian lũ lên ở các vùng thuộc việt Nam

Lũ ở vùng núi (6-24 giờ) Lũ ở vùng đồng bằng (1-5 ngày) Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (1-2 tháng) Thời gian Vùng

- Lượng lũ: Là tổng lượng nước của một trận lũ hoặc trong một khoảng thời gian nào đó của trận lũ. Lượng lũ được ký hiệu là W và có đơn vị là m3

. - Lưu lượng nước: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), được ký hiệu là Q và đơn vị là m3/s hoặc l/s.

- Mô đun đỉnh lũ: Là lượng nước lũ lớn nhất được sinh ra trên 1 km2 diện tích lưu vực sông trong một đơn vị thời gian (1 giây), thường có đơn vị là l/s.km2

hoặc m3/s.km2.

- Cường suất lũ: Là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời gian, thường lấy đơn vị là cm/giờ, m/giờ, cm/ngày hoặc m/ngày. Cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2 - 5 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, khoảng 10 - 20 cm/h. Lũ trên sông Cửu Long thuộc loại “lũ hiền từ” nhất ở nước ta, với cường suất trung bình chỉ 3 - 4cm/ngày, lớn nhất cũng chỉ 20 - 40 cm/ngày (hình 3).

- Tốc độ nước lũ: Là tốc độ chảy của nước lũ trong sông, có đơn vị là m/s. Tốc độ nước lũ thường khác nhau giữa các sông và giữa các trận lũ. Trên các sông suối vừa và nhỏ miền núi, có độ dốc lòng sông lớn, tốc độ nước lũ lớn nhất có thể đạt tới hơn 5m/s, nhưng ở sông lớn vùng đồng bằng, tốc độ nước lũ tương đối nhỏ, lớn nhất cũng chỉ khoảng 2 - 3 m/s.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 29 - 31)