Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 28 - 29)

5. Cấu trúc đề tài

2.2.2.4. Nguyên nhân khác

- Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông: Công việc nàycũng làm gia tăng mức độ của lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn.

- Sự điều tiết của Biển Hồ: Trước khi chảy vào đồng bằng sông Cửu Long, lũ đã được Biển Hồ và các đồng ngập lụt ở Campuchia điều tiết. Vào đầu

mùa lũ, nước lũ sông Mêkông luôn luôn chảy vào Biển Hồ, sau khi đạt đỉnh lũ nước Biển Hồ lại chảy trở lại sông MêKông làm tăng dòng chảy lũ ở hạ lưu. Do có sự điều tiết của Biển Hồ và các cánh đồng ngập lụt ở Campuchia mà lũ châu thổ MêKông nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiền hòa hơn, nhưng kéo dài hơn, có nghĩa là đỉnh lũ thấp hơn, biên độ nhỏ hơn, cường suất nhỏ hơn, tốc độ truyền lũ về hạ lưu nhỏ hơn nhưng thời gian ngập lũ kéo dài hơn.

- Hệ thống kênh thủy nông và đê đập ngăn mặn: Ở đồng bằng sông Cửu Long các hệ thống kênh này đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Campuchia chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lũ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã làm cản trở nước lũ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thoát ra biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu thiên tai lũ, lụt ở việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)