5. Cấu trúc đề tài
2.3.2. Đặc điểm lũ, lụt ở từng vùng
Tình hình lũ bị chi phối nhiều bởi lượng mưa. Việt Nam là quốc gia có lượng mưa phong phú, lượng mưa bình quân năm khoảng 2000mm lượng mưa lớn nhất tới 5000mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều về cả thời gian
và không gian. Do đó có nơi, có lúc mưa nhiều gây ra úng lụt, trong khi những nơi khác không có mưa gây cạn kiệt, hạn hán. Do có lượng mưa phong phú như vậy nên mật độ sông suối ở Việt Nam rất cao và hầu như hàng năm trên tất cả các sông suối của cả nước đều có lũ xuất hiện. Những trận mưa gây lũ lớn thường có lượng mưa trong khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày bằng 40 - 60% tổng lượng mưa cả năm.
Tuy nhiên, ở các miền khác nhau của Việt Nam, lũ lụt có đặc điểm khác nhau:
+ Ở miền bắc, lũ ở các sông Bắc Bộ là do mưa trên lưu vực của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình và một số sông ở đồng bằng châu thổ, lũ thường lên nhanh, biên độ lũ lớn, đặc biệt khi có mưa lớn do bão. Do nước lên nhưng tiêu không kịp nên xảy ra lũ lớn ở các sông bắc bộ thì cũng thường xảy ra úng lụt ở vùng nội đồng. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+ Ở miền Trung, mưa lũ thường xảy ra chủ yếu do bão, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt khi có gió mùa đông bắc tràn về cùng một lúc. Do địa hình có độ dốc lớn nên các sông ở miền Trung ngắn, đồng bằng lại hẹp và thấp, cửa tiêu thoát hẹp, các tuyến đường sắt đường bộ tạo ra sự ngăn lũ, kết hợp với mưa tập trung theo từng đợt, cường độ mưa lớn nên có mưa to và có lũ, nước lên rất nhanh nhưng rút chậm.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long: Do có lưu vực lớn lại có biển hồ và đồng bằng thấp trũng hạ Lào và đồng bằng Campuchia nên lũ về không có tính đột ngột, nước lên rất từ từ nhưng thường kéo dài hàng tháng.