Hiện trạng các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của việc chất tải ven đê và vai trò của kè hộ chân đối với sự ổn định của các tuyến đê sông hồng trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHẤT TẢI VEN ĐÊ TỚI SỰ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG ĐÊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

2.1. Khái quát hiện trạng và công tác quản lý của hệ thống đê sông Hồng 1. Khái quát về hệ thống đê sông Hồng

2.1.2. Hiện trạng các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Dọc theo sông Hồng, trên địa bàn Hà Nội có 2 tuyến đê hữu Hồng và tả Hồng dài 249,189 km là đê cấp I. Đặc biệt trong tuyến đê Hữu Hồng còn có 37,709 km là đê cấp đặc biệt.

a. Tuyến đê hữu Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Với vị trí từ K0+000 đến K117+850 dài 113,7 km từ huyện Ba Vì đến Phú Xuyên.

- Về cao trình chống lũ: toàn tuyến cao trình đỉnh đê hiện tại đều cao hơn cao trình MNTK, cụ thể:

Bảng 2-1. Cao trình chống lũ của tuyến đê hữu Hồng tại Hà Nội

Vị trí Cao trình đỉnh đê hiện tại Cao trình MNTK

K0+000 (Trung Hà) 21.15 19.00

K5+000 (Cổ Đô) 20.80 18.60

K31+600 (Cống Phù Sa) 17.75 16.30

K46+100 (Cống Đan Hoài) 16.00 15.10

K65+210 (Cầu Long Biên) 15.20 13.40

K87+800 (Cống Hồng Vân) 12.20 11.30

K96+800 (Kè An Cảnh) 12.10 10.60

K117+000 (Kè Quang Lãng) 11.00 10.20

- Về mặt cắt ngang đê: tổng thể toàn tuyến đảm bảo mặt cắt ngang thiết kế. Bề rộng mặt đê từ 6m đến 17m; độ dốc mái thượng lưu m=2, mái hạ lưu m=3. Đoạn từ K45+000 đến K85+000 (địa phận Hà Nội cũ) được đầu tư nâng cấp năm 1996 đến năm 2001 bằng vốn vay ADB1 nên có mặt cắt tương đối hoàn chỉnh, mái đê đủ độ dốc và đã được chỉnh trang. Tuy nhiên còn cục bộ tại một số vị trí mặt cắt đê chưa đảm bảo thiết kế do mái đê không đủ độ dốc, một vài đoạn đê cao trên 5m nhưng chưa có cơ đê.

- Về tre chắn sóng: đã trồng được 41,204 km, với 31,645 km phát triển tốt khi lũ dâng cao, còn lại chưa đạt yêu cầu.

- Về gia cố mặt đê, đường hành lang chân đê:

+ Mặt đê hữu Hồng đã cứng hóa 113,7 km trong đó 31,549 km bằng bê tông;

82,201 km bằng bê tông nhựa. Tuy vậy do mặt đê kết hợp làm đường giao thông, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều loại phương tiện có tải trọng lớn hơn tải trọng cho phép đi trên đê làm cho nhiều đoạn mặt đê đã bị xuống cấp.

+ Toàn tuyến đã làm được 90,724 km đường hành lang chân đê. Trong đó 77,953 km bằng bê tông và bê tông nhựa (34,40 km phía sông và 43,553 km phía đông); 4,7 km phía đồng được dải cấp phối. Các tuyến hành lang này đã được đầu

- Về thân đê, nền đê: các đoạn xung yếu đã được gia cố bằng các biện pháp như: khoan phụt vữa gia cố thân đê, lấp ao hồ ven đê, đắp tầng phủ thượng lưu, lắp đặt hệ thống giếng giảm áp. Hiện nay vẫn còn tồn tại một vài vị trí thân đê bị sạt trượt, nền đê yếu có thể gây lún, nứt đê.

- Đối với kè: có 35 kè lát mái, hộ bờ với tổng chiều dài 66,423 km trên tuyến đê hữu Hồng. Hiện nay do diễn biến phức tạp của dòng chảy, trên sông xuất hiện nhiều bãi bồi lớn làm thu hẹp dòng chảy, dòng chủ lưu ép sát vào bờ làm xói chân gây sạt lở một số đoạn bờ sông và kè.

- Các tuyến đê bối của đê Hữu Hồng: có 14 tuyến với tổng chiều dài 36,114 km. Trong đó 7 tuyến đã đưa vào phân cấp đê (đê cấp V) với chiều dài 20,254 km.

Các tuyến đê bối hầu hết chưa được đầu tư nâng cấp, mặt cắt còn nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu chống lũ và kết hợp giao thông.

Đặc biệt, tuyến đê hữu Hồng ngoài nhiệm vụ chủ đạo là phòng chống lũ cho Hà Nội còn là một công trình văn hóa. Điều đó thể hiệm qua “ con đường gốm sứ”.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long của nhân dân thủ đô Hà Nội.

Hình 2-3. Công trình văn hóa đê Hà Nội-“Con đường gốm sứ”

b. Tuyến đê tả Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tuyến đê tả Hồng trên địa bàn Hà Nội từ K28+503 đến K77+284 dài 48,781 km chạy qua các huyện Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm. Toàn tuyến đỉnh đê đủ cao trình chống lũ với mực nước thiết kế.

- Về mặt cắt ngang: cơ bản đảm bảo mặt cắt ngang thiết kế bề rộng mặt đê từ 6 m đến 10 m, độ dốc mái thượng lưu m=2, mái hạ lưu m=3. Tuy nhiên đoạn từ K31+000 đến K33+500 phía thượng lưu thiếu cơ đê, đoạn từ K28+503 đến K48+165 có mái đê hạ lưu m = 2,5.

- Về gia cố mặt đê, đường hành lang chân đê:

+ Mặt đê toàn tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông và rải nhựa Asphal với bề rộng từ 5 m đến 8 m. Tuy nhiên, một số đoạn từ lâu chưa được sửa chữa, nâng cấp nên đã bị hư hỏng do mặt đê kết hợp làm đường giao thông.

+ Đường hành lang chân đê qua các khu dân cư đã từng bước được đầu tư cứng hóa với tổng chiều dài 38,475 km.

- Về thân đê, nền đê:

+ Thân đê tả Hồng có chất lượng không đồng đều, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như: tổ mối, hang chuột, dị tật thân đê. Khi lũ cao, các sự cố như: thẩm lậu, nứt, sạt trượt vẫn thường xảy ra.

+ Nền đê đi qua khu vực địa chất yếu, một số đoạn đê được đắp lại trên những vị trí vỡ đê.

+ Đối với kè: toàn tuyến có 11 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài 14,297 km.

Cơ bản các kè này mới được đầu tư nên chất lượng còn tốt, chỉ còn kè lát mái đê Vĩnh Ngọc đã bị hư hỏng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của việc chất tải ven đê và vai trò của kè hộ chân đối với sự ổn định của các tuyến đê sông hồng trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)