CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ KÈ PHÚ THỊNH, SƠN TÂY, HÀ NỘI
3.3. So sánh các phương án kè hộ chân
Trường hợp bãi sông bị chất tải quá lớn, vượt mức tính toán thì cần mở rộng kích thước của khối lăng thể hộ chân. Tác giả luận văn đã tiến hành tính toán với các trường hợp lăng thể khác nhau để so sánh (cùng chất tải 60KN/m2).
- Trường hợp tăng bề rộng đỉnh lăng thể: B = 7m và B = 9m - Trường hợp tăng hệ số mái lăng thể: m = 2,5 và m = 3,0
Các trường hợp tính toán trên được so sánh với mốc là trường hợp B = 5m, hệ số mái m = 2,0 (khối lượng đá hộc 1m kè là 109,95m3), gọi là TH0.
Kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3-4. So sánh các phương án hộ chân Trường hợp
tính
Hệ số ổn
định Hệ số ổn định
tăng so với TH0 Khối lượng đá hộc 1m kè
Khối lượng đá hộc tăng thêm so
với TH0 m=2,
B=7m 1,332 3,66% 131,625 19,71%
m=2,
B=9m 1,367 6,38% 153,305 39,43%
B=5m,
m=2,5 1,352 5,21% 139,321 26,71%
B=5m,
m=3,0 1,410 9,73% 168,697 52,43%
Như vậy, từ bảng trên có thể nhận xét rằng, cả 2 phương án tăng bề rộng đỉnh lăng thể và tăng hệ số mái đều có mức độ tăng khối lượng và tăng hệ số ổn định gần tương đương nhau. Vì vậy, để phù hợp với công trình kè Sơn tây đã xây dựng tác giả đề xuất chọn phương án chiều rộng mặt lăng thể B = 5m; hệ số mái lăng thể m = 2,5.
Phương án trên có những đặc điểm sau:
- Hệ số ổn định K = 1,352 lớn hơn hệ số ổn định cho phép [K] = 1,20. Do vậy, kể cả trong trường hợp sau này khu vực Phú Thịnh, Sơn Tây vẫn quy hoạch làm cảng vật liệu địa phương vẫn đáp ứng được yêu cầu về mặt an toàn cho tuyến kè.
- Khối lượng thi công so sánh với công trình kè Sơn Tây đã xây dựng trước đó tăng vừa phải, do vậy về mặt kinh phí xây dựng là đáp ứng được yêu cầu đề ra là tiết kiệm.
- Bề rộng mặt lăng thể B = 5 m, nên về mặt mỹ thuật là phù hợp với cảnh quan chung của khu vực.
- Hệ số mái lăng thể m = 2,5 làm công trình sau khi xây dựng không lấn chiếm lòng sông quá lớn, đảm bảo tiêu thoát lũ và yêu cầu giao thông đường thủy nội địa.
1.332
Lop 1
Lop 2
Lop 2a
Lop 2b Lop 3 Lop 4
60KN/m2
DD
Khoang cach (m)
-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180
C ao do (m )
-25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20
Hình 3-12. Hệ số ổn định K = 1,332 (m = 2,0; B = 7m)
1.367
Lop 1
Lop 2
Lop 2a
Lop 2b Lop 3 Lop 4
60KN/m2
DD
Khoang cach (m)
-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180
C ao do (m )
-25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20
Hình 3-13. Hệ số ổn định K = 1,367 (m = 2,0; B = 9m)
1.352
Lop 1
Lop 2
Lop 2a
Lop 2b Lop 3 Lop 4
60KN/m2
DD
Khoang cach (m)
-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180
C ao do (m )
-25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20
Hình 3-14. Hệ số ổn định K = 1,352 (B = 5m; m = 2,5)
1.410
Lop 1
Lop 2
Lop 2a
Lop 2b Lop 3 Lop 4
60KN/m2
DD
Khoang cach (m)
-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180
C ao do (m )
-25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20
Hình 3-15. Hệ số ổn định K = 1,352 (B = 5m; m = 3,0)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã đi sâu vào phân tích nguyên nhân sự cố lún sụt kè Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội. Từ những đặc điểm hiện trạng công trình, đặc điểm địa chất, đặc điểm địa hình và thu thập số liệu thủy văn, sau khi nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, tác giả đã đề xuất biện pháp xử lý sự cố kè Phú Thịnh bằng phương án làm kè hộ chân bằng lăng thể đá hộc thả rời.
Sau khi so sánh, đánh giá các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế của các phương án kè lăng thể đá hộc hộ chân trên, tác giả đã lựa chọn được phương án tối ưu áp dụng để xử lý sự cố kè Phú Thịnh, sơn Tây, Hà Nội.
Sau khi đã lựa chọn được phương án tối ưu, tác giả đã sử dụng phần mềm Geo-Slope để tính toán độ ổn định của tuyến kè hiện trạng và khi có khối lăng thể hộ chân làm tầng phản áp. Kết quả tính toán cho thấy kè làm việc ổn định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả đạt được của luận văn
Qua quá trình điều tra thực tế, thu thập, thống kê các tài liệu, kết hợp với việc tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của bản thân, tác giả luận văn đã hoàn thành đúng thời hạn quy định với các kết quả đạt được như sau:
1). Trình bày tổng quan về hệ thống đê điều trong và ngoài nước. Qua đó đã phân tích, đánh giá xác định được một số nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục các dạng hư hỏng đê, kè thường gặp.
2). Khái quát đánh giá hiện trạng và công tác quản lý của các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, phân tích tác động của việc chất tải ven đê lên quá trình làm việc của hệ thống đê điều và các giải pháp kỹ thuật và công nghệ đã được áp dụng để xử lý sạt lở bờ sông. Từ đó tác giả đã nêu bật được vai trò của kè hộ chân bằng lăng thể đá hộc thả rời ddooid với sự ổn định của các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn Hà Nội.
3). Luận văn đã nghiên cứu phân tích nguyên nhân sự cố kè Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội. Qua đó đề xuất các phương án xử lý bằng lăng thể đá hộ chân và chọn ra phương án tối ưu đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật và kinh tế để giải quyết triệt để sự cố lún sụt trên.