Những sự cố đối với kè

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của việc chất tải ven đê và vai trò của kè hộ chân đối với sự ổn định của các tuyến đê sông hồng trên địa bàn hà nội (Trang 20 - 24)

1.2. Những sự cố thường gặp của hệ thống đê ở Việt Nam 1. Những sự cố đối với đê

1.2.2. Những sự cố đối với kè

Ngoài yếu tố lở, bồi tự nhiên của dòng sông, một nguyên nhân rất quan trọng khác là hoạt động khai thác lòng, bờ sông, bờ biển quá mức. Các công trình xây dựng với quy mô lớn ngay bên bờ sông ngày càng nhiều, hoạt động giao thông vận tải nhộn nhịp... đang làm nghiêm trọng thêm tình hình xói lở. Rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi chế độ dòng chảy và chế độ bùn cát của hệ thống sông, gây tác động xấu đến diễn biến lòng sông.

Mặt khác, do cấu tạo lòng sông, nhất là sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long, chủ yếu là lớp cát mịn nên rất dễ bị xói lở. Vì vậy, chỉ cần một tác động hay một thay đổi nhỏ cũng có thể tạo sự biến động thủy lực gây mất ổn định bờ sông.

Hơn nữa, việc lấn chiếm bãi sông làm nơi canh tác, xây dựng nhà cửa, làm bến bãi tập kết vật liệu... của người dân đang diễn ra khá phổ biến với mức độ và quy mô ngày càng lớn. Có những công trình trên sông như cầu, bến cảng... đã làm thu hẹp dòng chảy thoát lũ, khiến tốc độ chảy của lũ mạnh hơn, dẫn tới xói lở bờ.

Hình 1-13. Sạt lở bờ sông

Hình 1-14. Sạt lở do tập kết vật liệu xây dựng ở Sơn Tây, Hà Nội 1.2.3. Sơ bộ đánh giá các nguyên nhân gây ra các sự cố trên

a. Nguyên nhân chủ quan

* Địa chất nền đê

Nền đê chủ yếu được đắp bằng đất, có khi bằng chất đất có lượng pha cát lớn, nền đất sét yếu nên thường có nguy cơ đổ vỡ thân đê do đất nền không ổn định.

* Vật liệu đắp đê

Hiện nay khi tu bổ, đắp mở rộng, tôn cao, áp trúc mái đê thường được đắp bằng vật liệu tại chỗ, chủ yếu là đất cấp 2 nên khi bề mặt và mái không được bảo vệ dễ bị xói mòn hoặc sạt lở do tác động của nước mưa, nước mặt và sóng.

b. Nguyên nhân khách quan

* Sóng và gió

Sóng là tác nhân chính gây ra sự mất ổn định và sự sạt lở bờ sông, bờ biển đồng thời cũng là nguyên nhân chính sinh ra dòng ven bờ vận chuyển bùn cát gây xói lở, sạt trượt bờ sông, bờ biển

Gió thổi trên mặt sông tạo ra sóng và nước dâng. Gió chỉ có gián tiếp xói lở bằng cách tạo ra sóng, dòng chảy là những yếu tố trực tiếp gây ra hiện tượng đó.

* Bão

Bão là một loại hình thời tiết nguy hiểm. Khi có bão xuất hiện thường kéo theo 1 loại hiện tượng thời tiết bất lợi như mưa to, gió lớn, giông, lốc xoáy…

* Biến đổi mực nước

Khi mực nước dâng cao hơn, khả năng sóng vỗ được vào lớp đất, mái đê, hệ thống kè chắn sóng… sẽ lớn hơn, do vậy dễ gây xói lở hơn. Tuy nhiên, nếu sự dâng lên đó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và hậu quả xói lở tức thì không quá nghiêm trọng và hệ thống có thể trở lại trạng thái cân bằng như trước đó (điều này thường đúng đối với mực nước dâng do bão, có thể cao tới 3 ± 4m), song chỉ tồn tại trong 2

± 3 giờ). Đối với đê biển nói riêng cũng có hiện tượng biến đổi mực nước đó là tác động của mực nước triều. Tuy nhiên sự thay đổi mực nước thuỷ triều không phải nguyờn nhõn thường trực gõy xúi. Một bằng chứng khỏ rừ rệt là hiện tượng xúi lở xảy ra ở mọi nơi, không phân biệt độ thủy triều và biên độ của nó.

* Dòng chảy

Các hiện tượng sạt lở, bồi lắng thường xảy ra ở những đoạn sông cong, các cửa phân lưu, nhập lưu, các cửa sông phân lạch, nơi giao thoa giữa dòng chảy trong sụng và dũng triều,... là những nơi dũng chảy khụng ổn định. Phớa bờ lừm do dũng chảy chủ lưu áp sát bờ, khi vận tốc dòng chảy lớn hơn vận tốc khởi động của đất cấu tạo bờ sông sẽ gây sạt lở, phạm vi sạt lở thường phát triển từ thượng lưu về hạ lưu. Ngoài ra, sạt lở cũng có thể xuất hiện dọc theo bờ của một con sông trong trạng thái cân bằng động.

* Do nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn: Làm suy giảm tầng phủ thực vật, mất khả năng điều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung nhanh hơn làm gia tăng lưu tốc dòng chảy, biên độ và cường suất lũ.

* Do phát triển các hoạt động dân sinh ra vùng ven sông, ven biển:

Do sức ép về dân số, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý chưa chặt chẽ nên việc vi phạm, xâm chiếm bãi sông, lòng dẫn để xây dựng công trình, nhà cửa, đổ chất thải, vật liệu lấn chiếm lòng sông, việc phát triển các tuyến đê sông, bờ

bao không theo quy hoạch,... ngày càng tăng đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, chất tải lên bờ sông làm gia tăng diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển.

* Do khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép

Khai thác cát, sỏi lòng sông là việc làm phục vụ nhu cầu xây dựng đang ngày càng phát triển. Nếu khai thác đúng quy hoạch, đúng quy trình thì có tác dụng rất tích cực cho thoát lũ, ổn định lòng dẫn và giao thông thuỷ. Tuy nhiên, hiện việc cấp giấy phép, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông hiện còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các đoạn sông tại vùng giáp gianh giữa hai tỉnh (có hiện tượng lực lượng chức năng không cho khai thác bờ bên này thì chuyển sang bờ kia hoặc không cho khai thác ở khúc sông này chuyển đến khúc sông khác để khai thác), chế tài hiện chưa đủ mạnh và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các địa phương nên việc khai thác trái phép, sai phép vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi đặc biệt có nơi việc khai thác cát trái phép ngay tại khu vực chân đê và mái kè bảo vệ bờ sông gây sạt lở.

Hút cát trái phép Tập kết vật liệu trái phép Hình 1-15. 5BHút cát, tập kết vật liệu trái phép

* Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông đi lại trên mặt đê

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây lên hiện tượng lún sụt, bong vỡ mặt đê ngày càng tăng. Hiện tại hầu hết các tuyến đê ở các địa phương đã cho phép những xe có tải trọng 10T đi lại trên đê. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nên thường xuyên có tải trọng lớn, đặc biệt là những xe vận chuyển vật liệu, cát, sỏi… đi lại trên mặt đê gây ra hiện tượng lún, sụt bong vỡ mặt đê.

Hình 1-16. 6BXe có tải trọnglớn đi lại trên đê

1.3. Những tồn tại trong việc nghiên cứu xử lý hư hỏng của hệ thống đê, các

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của việc chất tải ven đê và vai trò của kè hộ chân đối với sự ổn định của các tuyến đê sông hồng trên địa bàn hà nội (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)