- Du lịch tỉnh có xuất phát điểm còn thấp; nhận thức của các cấp các ngành về vị trí, vai trò của du lịch có mặt hạn chế, chưa đồng bộ; thiếu chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cả về quản lý và kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập; công tác phối kết hợp trên một số hoạt động cụ thể vẫn chưa đạt hiệuquả như mong muốn; chưa có sự kết nối mạnh mẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc phát triển những địa điểm du lịch mới cho ngành du lịch của tỉnh.
- Chương trình và chất lượng đào tạo đội ngũ làm du lịch còn nhiều bất cập. - Việc triển khai quy hoạch phát triển du lịch gắn kết với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành khác còn chậm.
- Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Bên cạnh đó, những hậu quả do những diễn biến xấu của hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng là một rào cản lớn cho ngành du lịch của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 4.1 Định hƣớng phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020
4.1.1 Quan điểm phát triển
(Website Quảng Bình) - Ngày 12/8/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1928/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, Quyết định có những nội dung chủ yếu về quan điểm phát triển như sau:
- Phát triển bền vững: Phát triển du lịch Quảng Bình luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội và An ninh quốc phòng mà du lịch đảm nhận.
- Phát triển toàn diện: Phát triển du lịch trên cơ sở phải xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch Bắc Trung Bộ, du lịch cả nước và rộng hơn là khu vực ASEAN.
- Khai thác tiềm năng: Trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thế giới.
- Tận dụng cơ hội: Tận dụng những cơ hội mới của xu hướng phát triển KT - XH Việt Nam và khu vực để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát triển
4.1.2 Dự báo phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020
4.1.2.1 Lượng khách du lịch
Dự báo khách du lịch đến năm 2025:
- Năm 2015, đón gần 1,3 triệu khách, trong đó có 37 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,1%/năm.
- Năm 2020, đón gần 2,2 triệu khách, trong đó có 74 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,1%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Năm 2025, đón gần 3,9 triệu khách, trong đó có 162,0 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,2%/năm
Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 5,9% (năm 2015) lên 8,0% (năm 2020) và 10,1% (năm 2025).
4.1.2.2 Thu nhập từ du lịch
Dự báo thu nhập du lịch đến năm 2025
- Năm 2015 đạt 46,40 triệu USD, tương đương 905,00 tỷ đồng - Năm 2020 đạt 111,10 triệu USD, tương đương 2.166,00 tỷ đồng - Năm 2025 đạt 273,30 triệu USD, tương đương 5.329,00 tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 19,7%/năm (giai đoạn 2021 - 2025).
4.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Các trung tâm du lịch gắn liền với đô thị Đồng Hới, Khu Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và các khu vực có tiềm năng khác như Suối nước khoáng nóng Bang, các khu vực ven biển: Tập trung phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 4 - 5 sao và các khu nghỉ dưỡng sang trọng.
- Các khu vực khác phát triển các loại hình khách sạn từ 1 - 3 sao và các loại hình cơ sở lưu trú khác.
- Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE như nhà hàng, trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm... tại khu vực Đồng Hới.
- Phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực đô thị lớn như Đồng Hới, các khu vực ven biển.
- Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và khu ẩm thực tại khu vực Đồng Hới và khu vực cửa khẩu Cha Lo... phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
4.1.2.4 Lao động và việc làm
Dự báo nhu cầu lao động đến năm 2025:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Năm 2020 nhu cầu 41.900 lao động, trong đó có 13.100 lao động trực tiếp. - Năm 2025 nhu cầu 91.500 lao động, trong đó có 28.600 lao động trực tiếp.
4.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
- Đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.
- Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 11 - 12%/năm, đến năm 2020 đón được hơn 2,2 triệu lượt khách.
- Chuyển dịch cơ cấu khách du lịch, trong đó, tăng dần tỷ trọng khách quốc tế đạt 8 - 10% vào năm 2020.
- Thu nhập du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm.
- Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt xấp xỉ 2% vào năm 2020.
4.1.3.1 Khách du lịch
Để phù hợp với thực tế phát triển hiện nay và phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, du lịch Quảng Bình cần phải đạt được:
- Đối với chỉ tiêu khách du lịch quốc tế: Giai đoạn 2010 – 2015 phấn đấu tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10,1%/năm. Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 11,1%/năm; và giai đoạn 2020 – 2025 đạt khoảng 12,2%/năm.
- Đối với chỉ tiêu về khách du lịch nội địa: Giai đoạn 2010 – 2015 phấn đấu tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10,9 /năm. Giai đoạn 2015 – 2020, đạt khoảng 11,5/năm; và giai đoạn 2020 – 2025 đạt khoảng 12,7%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.1.3.2 Thu nhập từ du lịch
- Về ngày lưu trú trung bình: Để phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, dự kiến trong năm 2015, ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 3 ngày và khách nội địa là 2,8 ngày; năm 2020 là 3,5 ngày và 3,3 ngày; đến năm 2025 là 4,0 ngày và 3,7 ngày.
- Về mức chi tiêu trung bình của khách: Trong những năm tới với sự quan tâm đầu tư của tỉnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng…chắc chắn mức chi tiêu của khách sẽ tăng lên.
4.1.3.3 Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí trung gian trong các hoạt động du lịch chiếm trung bình khoảng 30-35% tổng doanh thu (trong đó lưu trú 10%; ăn uống 55-60%; vận chuyển du lịch 20%; bán hàng hóa lưu niệm 65-70%; dịch vụ khác 15%).
Về nhu cầu vốn đầu tư: Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản của nghành du lịch Quảng Bình theo dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam thì nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến 2010 phải cần khoảng 190 triệu USD; giai đoạn 2011- 2020 khoảng 770 triệu USD. Nguồn vốn cần được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
4.1.3.4 Nhu cầu về khách sạn
Nhu nhu cầu về khách sạn được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong 1 phòng; và được tính theo công thức sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Số ngày lưu trú trung bình từ 2,5- 4,0 ngày đối với khách quốc tế và từ 2,3 - 3,7 ngày đối với khách nội địa.
- Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 60- 65%.
- Theo xu hướng chung, các khách sạn thường được xây dựng và bố trí mỗi phòng 2 giường, tương ứng với 2 người.
4.1.4 Phát triển thị trƣờng và sản phẩm du lịch
4.1.4.1 Vị trí du lịch
Với địa hình gồm cả đồng bằng, rừng núi, sông hồ, biển đảo..., thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho Quảng Bình sự đa dạng hài hòa về cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa lại nằm ở vị trí trung chuyển của hệ thống trục giao thông quan trọng xuyên Việt như: đường sắt Bắc – Nam, đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh Đông và Tây chạy suốt chiều dài của tỉnh; đường 20 và quốc lộ 12 nối với nước CHDCND Lào...Quảng Bình đã và đang hứa hẹn nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch đa dạng, bền vững
Là vùng đất cổ, gắn liền với văn hóa Bàu Tró có niên đại cách đây trên dưới 4000 năm, đến nay Quảng Bình còn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành quách thời Trịnh - Nguyễn cùng nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Long Đại, đường 20 Quyết thắng và đặc biệt có hai nhánh Đông - Tây đường Hồ Chí Minh lịch sử.
Quảng Bình còn là nơi giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ do đó vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng riêng, thể hiện qua các lễ hội như: Hội bơi trải truyền thống; lễ hội rằm tháng Ba (huyện Minh Hóa), lễ hội Đập Trống MaCoong (huyện Bố Trạch); hát bài chòi và hội cướp cù (huyện Minh Hóa)...cùng các làn điệu dân ca mượt mà như: hò khoan Lệ Thủy, hát Kiều Quảng Kim, hát “sim” của người Bru – Vân Kiều…
Với dòng sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố; những lũy tre, rặng dừa; những dòng kênh bao quanh; những bãi tắm Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, Đá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhảy...nước trong, cát mịn và suối nước khoáng nóng Bang - nguồn nước khoáng duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun lên tới 105 độ C...Tất cả là những tiềm năng đang chờ được “đánh thức”.
Tuy nhiên, tiềm năng du lịch nổi bật nhất của Quảng Bình chính là Phong Nha - Kẻ Bàng, địa danh đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với nhiều tiêu chí nổi trội về hệ thống địa chất, địa mạo được hình thành trên 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng hơn 300 hang động lớn nhỏ có giá trị hàng đầu thế giới.
Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu, sông Troóc, sông Chày, sông Son trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thủy mặc quyến rũ. Cộng hưởng tất cả những yếu tố trên chính là điều kiện thuận lợi để du lịch Quảng Bình triển khai tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách khác nhau.
4.1.4.2 Khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Bình trên thị trường
Kết quả phân tích mô hình SWOT cho thấy, phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn Quảng Bình là có nhiều lợi thế hơn so với khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Tuy nhiên, trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của các địa phương là tương đối giống nhau. Để khai thác được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức thì đòi hỏi chính quyền tỉnh phải có những giải pháp cụ thể hữu hiệu trong phát triển du lịch bền vững:
- Duy trì sự đa dạng sinh học và chất lượng của bãi biển - Kiểm soát sự cân đối của cung và cầu du lịch.
- Quy hoạch không gian du lịch để đạt được tính bền vững lâu dài phù hợp với năng lực chuyển tải.
- Nâng cao giá trị văn hóa riêng có của các khu di tích văn hóa - lịch sử. - Phát triển các cụm du lịch theo hướng bền vững.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng và quan điểm phát triển bền vững.
- Gia tăng việc cung cấp các sản phẩm du lịch bản địa - Phát triển giao thông công cộng.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững
- Tiến hành kiểm soát ô nhiễm và khích lệ các hành động bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp du lịch.
- Nâng cao nhận thức về môi trường của người dân. - Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của khách du lịch.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ của chính quyền thành phố đối với du lịch.
4.1.4.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Tiềm năng du lịch Quảng Bình như mô tả ở trên là đa dạng, phong phú và đạt giá trị hiện hữu tuyệt đối. Đó là những yếu tố cơ bản để xây dựng Quảng Bình có một ngành du lịch mạnh.
Để đạt được yêu cầu, Quảng Bình hiện có nhiều mặt thuận lợi, nền kinh tế sau 20 năm đổi mới đã ổn định đi vào phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tức là vừa tăng về quy mô và chuyển dịch cơ cấu hợp lý, trong đó thể hiện ở các mặt:
- Cơ sở hạ tầng phát triển đều khắp trong cả tỉnh, đặc biệt là giao thông vận tải có mạng lưới phủ kín đến khắp các vùng, với nhiều tuyến đường có quy mô lớn, chất lượng cao, như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 1A và các tuyến đường ngang nối quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh đến tận các khu du lịch.
- Hệ thống cống nước, điện được xây dựng đồng bộ, xuống tận các địa bàn, đảm bảo cung ứng đủ theo nhu cầu.
- Hệ thống thông tin liên lạc phủ kín khắp trong toàn tỉnh, đảm bảo liên lạc thông suốt cả trong và ngoài nước.
- Hệ thống tài chính đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu về thanh toán cho du khách với chất lượng phục vụ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài các yếu tố về kinh tế, một yếu tố mang tính xã hội có tính quyết định đến phát triển du lịch là: đời sống các tầng lớp dân cư ngày càng được nâng cao, một bộ phận có nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần thông qua du lịch.
Như vậy các yếu tố ngoại cảnh đã, đang thúc đẩy du lịch phát triển, vấn đề nội tại