Doanh thu du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. (Trang 48 - 125)

Doanh thu du lịch là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong một thời gian nhất định (Bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của nước ngoài). Doanh thu du lịch được tính bằng tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ đã qui ra tiền Việt Nam.

Tổng doanh thu du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành du lịch trong thời gian nhất định, thường là một năm, gồm (1) Doanh thu phục vụ khách du lịch quốc tế; (2) Doanh thu phục vụ khách du lịch trong nước; (3) Doanh thu phục vụ khách Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài.

Sử dụng chỉ tiêu doanh thu du lịch nhằm đánh giá kết quả hoạt động đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó tác giả muốn xác định thực trạng hoạt động hiện nay của ngành như thế nào, đồng thời kết hợp cùng các chỉ tiêu khác để phân tích đánh giá thực trạng một cách hợp lí nhất. chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động du lịch càng tốt.

2.3.3.5 GDP của ngành du lịch

Chỉ tiêu giá trị đóng góp GDP của ngành du lịch trong tổng giá trị GDP của tỉnh được tính bằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).

(1) Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế,khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.

(2) Đóng góp gián tiếp:

+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới;

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành...

(3) Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn...

Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta sẽ xác định được đóng góp thực tế của du lịch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thế nào? Đóng góp đó đã tương xứng với tiềm năng hay chưa?...từ đó đưa ra được những kết luận và có những định hướng cụ thể cho thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2011

3.1 Đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình

3.1.1 Những yếu tố về môi trƣờng tự nhiên-văn hóa –xã hội tỉnh Quảng Bình

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số năm 2011 là 853.004 người.

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: • Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc • Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc • Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông • Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông

- Tỉnh có bờ biển dài 116, 04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201, 87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

- Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

- Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

- Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...

- Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

- Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

- Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.

- Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0, 8 - 1, 1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243, 3 triệu m3.

- Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm...và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit...Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

3.1.1.2 Điều kiện văn hoá – xã hội

- Dân số và lao động: Dân số Quảng Bình năm 2011 có 853.004 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 84,85% sống ở vùng nông thôn và 15,15% sống ở thành thị.

- Văn hoá và tiềm năng du lịch: Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

- Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...

3.1.2 Khái quát về kinh tế- xã hội của Quảng Bình giai đoạn 2006- 2011

Ngày 02/12/2010, UBND tỉnh có Báo cáo số 157/BC-UBND về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2011-2015. Theo đó, tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006-2010 có những nội dung chủ yếu sau đây:

Thời kỳ 2006-2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt năm 2008 và năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây nhiều biến động khó lường, năm 2007 và năm 2010 chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, trong tỉnh, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát đúng của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp nên nền kinh tế của tỉnh vẫn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; cơ sở hạ tầng KT-XH được cải thiện rõ rệt; các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; công tác quản lý tài nguyên môi trường được tăng cường.

Dự ước kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,45%(KH 5 năm 4 - 4,5%)

- Giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN tăng bình quân 19%( KH 5 năm 20- 21%)

Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 13,5%( KH 5 năm 11-12%) - Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế như sau:

+ Nông lâm ngư chiếm 21,7%( KH đến năm 2010 đạt 20%)

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 35,7%( KH đến năm 2010 đạt 40%)

- Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 25,4 vạn tấn ( KH 5 năm 25,5-26 vạn tấn)

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 109 triệu USD( KH đến năm 2010 là 45- 50 triệu USD)

- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 1.343,3 tỷ đồng( KH đến năm 2010 trên 1.000 tỷ đồng)

- Có 100% trạm y tế xã có bác sĩ( KH 100% trạm y tế xã có bác sĩ) - Có 71,7% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế( KH đến năm 2010 đạt 70%)

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 23,5%( KH đến năm 2010 còn 18-20%)

- Có 99,4% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS( KH 100% xã, phường, thị trấn)

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3,99%( KH giảm 3,5 - 4%/năm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm 2,9 vạn lao động, trong đó tạo việc làm mới 1,8 vạn lao động( KH giải quyết việc làm 2,4 -2,5 vạn lao động/năm, trong đó tạo việc làm mới 1,7-1,8 vạn lao động)

- Giảm tỷ suất sinh 0,25‰ /năm( KH 0,4-0,5‰/năm)

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 73,2%( KH đến năm 2010 đạt 70%)

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 67,2% ( KH đến năm 2010 đạt 65%).

- GDP/người theo giá hiện hành đạt 752USD/người( KH đến năm 2010 đạt 700-800 USD/người)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy vậy, nền kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, những yếu kém nội tại chậm được khắc phục; chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa mạnh, sức cạnh tranh còn yếu. Công tác quy hoạch triển khai còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung cả nước, nguy cơ tái nghèo cao. Một số vấn đề xã hội bức xúc như: ma tuý, tai nạn giao thông, vấn đề tôn giáo,...vẫn diễn biến phức tạp. Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều lúng túng, bất cập; biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh diễn biến khó lường.

3.1.3 Đánh gía chung về điều kiện tƣ nhiên, tài nguyên và kinh tế -xã hội

Quảng Bình là điểm giao thoa hội tụ của nhiều luồng văn hoá, đồng thời là chiến trường ác liệt trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc nên ngày nay còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hoá của nhiều thời đại khác nhau.

Quảng Bình mang nét đặc trưng của khu vực Bắc Trung bộ, là địa phương có nhiều

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. (Trang 48 - 125)