Với những điều kiện về tự nhiên, tiềm năng du lịch ở Quảng Bình là rất lớn. Nhưng để có thể phát triển một cách tương xứng với tiềm năng ấy thì đòi hỏi cân có nhiều sự đầu tư vào các khu vui chơi giải trí để có thu hút và giữ chân khách du lịch lâu hơn. Tuy nhiên trên thực tế, số cơ sở vui chơi vui chơi, giải trí ở Quảng Bình còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn tỉnh chỉ có một số điểm vui chơi nhỏ lẻ. Có thể kể đến như: Nhà thiếu nhi Quảng Bình với một số trò chơi ngoài trời như tàu lượn, thú nhún, đu quay ngựa, đĩa bay, xích lô, nhà bóng, Nhà sách Quảng Bình, Công viên, nhà văn hóa, … Để đẩy mạnh hoạt động du lịch, hiện nay Quảng Bình đang từng bước cải thiện hệ thống khu vui chơi giải trí. Đầu tháng 9/2012, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Zeta Plan and Investment (là một đầu mối tổ chức các công ty tài chính và công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc) đã ký Biên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch thực hiện nội dung hợp tác. Trong các nội dung hợp tác trong Biên bản ghi nhớ có nội dung Công ty Zeta Plan and Investment điều tra khảo sát, xem xét điều kiện thực hiện đầu tư Dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, gồm: Khu Casino, khu khách sạn và thành phố trên núi, khu du lịch giải trí ngoài trời, động Sơn Đoòng và hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng... khu vực gần Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, với tổng số vốn đầu tư xây dựng khoảng trên 4 tỷ USD. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng du lịch tỉnh trong tương lai.
3.3 Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh quảng bình 3.3.1 Khách du lịch
Theo số liệu thống kê hàng năm, số lượt khách và ngày khách các năm từ 2006- 2011 như sau: Bảng 3.1 Bảng số lƣợt khách và ngày khách đến tỉnh Quảng Bình( 2006-2011) Năm Lượt khách Tốc độ PT so năm trước(%) Ngày khách Tốc độ PT so năm trước (%) 2006 272.590 108,01 340.750 104,40 2007 320.880 117,72 380.154 111,56 2008 379.620 118,31 448.500 117,98 2009 640.311 168,67 713.431 159,07 2010 759.123 118,56 842.630 118,11 2011 1.218.267 160,48 BQ 2006- 2011 598.465 34,91 545.093
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình)
Số lượt khách đến tỉnh Quảng Bình tăng liên tục qua các năm : 272.590 lượt khách vào năm 2006 và có tốc độ phát triển 108,01% tăng đến 1.218.267 lượt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khách vào năm 2011, có tốc độ phát triển là 160,48%. Về cơ cấu khách đến, khách quốc tế chiếm tỷ lệ thấp và không ổn định, chủ yếu khách nội địa được thể hiện như sau:
3.3.1.1 Khách du lịch quốc tế
Bảng 3.2: Số khách du lịch quốc tế đến tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2011
(ĐVT: Lượt người) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số khách do đơn vị lưu trú phục vụ 272.590 320.880 379.620 640.311 759.123 1.218.267 Khách quốc tế 10.738 15.200 16.349 17.420 20.963 36.305 Số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ 257.878 240.935 262.236 315.489 306.221 366.868 Khách quốc tế 7.091 11.869 11.346 8.615 10.410 11.600
(Nguồn : Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)
Về số lượng khách
Biểu đồ 1: Biểu đồ số lƣợt khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2011
Tiếp tục xu hướng tăng trưởng chung của tổng lượng du khách đến Quảng Bình, lượng du khách quốc tế có sự tăng trưởng rõ nét. Trong giai đoạn 2006 -2011,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
số khách quốc tế do đơn vị lưu trú phục vụ tăng liên tục: năm 2006 :10738 lượt người, năm 2011: 36305 lượt người, tăng gấp 3.38 lần . Số khách quốc tế do các cơ sở lữ khách phục vụ tăng qua các năm 2006: 7091 lượt người, năm 2011 là 11600 lượt người( gấp 1.64 lần)
Tuy nhiên, đến năm 2009 lượng du khách quốc tế đến Quảng Bình đã giảm mạnh so với năm 2008. Năm 2009 lượng du khách quốc tế do cơ sở lữ hành phục vụ đến Quảng Bình chỉ đạt 8615 lượt khách, giảm 24,07 % so với năm 2008. Lý giải cho điều này là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Quảng Bình đã bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch Việt Nam và thế giới.
Vào năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi thì lượng du khách quốc tế lại tăng lên đáng kể. Lượng du khách quốc tế do cơ sở lữ hành phục vụ đến Quảng Bình năm 2010 đã tăng 20,84 % so với năm 2009 (đạt 10410 lượt khách).
Về thị trường khách đến Quảng Bình
Những năm qua, thị trường khách đã có sự chuyển biến tích cực, với sự tăng trưởng của thị trường khách Đông Bắc Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc), ASEAN… Như vậy, ngoài các thị trường truyền thống ở khu vực châu Âu như Pháp, Anh, Đức hay thị trường châu Mỹ như Bắc Mỹ, thị trường khách có sự chuyển dịch sang khu vực châu Á với mức tỷ trọng là 53,35% trong năm 2009. Ngoài ra, việc hình thành các tuyến đường xuyên Á, đặc biệt là tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.1.2 Khách du lịch nội địa
Bảng 3.3: Số khách du lịch nội địa đến tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2011
(ĐVT: Lượt người)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số khách do đơn vị
lưu trú phục vụ 272.590 320.880 379.620 640.311 759.123 1.218.267 Khách trong nước 261.852 305.680 363.271 622.891 738.160 1.181.962 Số khách do các cơ
sở lữ hành phục vụ 257.878 240.935 262.236 315.489 306.221 366.868 Khách trong nước 250.787 229.066 250.890 306.874 295.811 355.268
( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)
Về số lượng khách
Biểu đồ 2: Biểu đồ số lƣợt khách du lịch nội địa đến Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2011
Trong những năm qua, khách du lịch nội địa luôn chiếm số lượng lớn và có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng lượng du khách đến với Quảng Bình. Năm 2006, lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Bình là 261852 lượt người, chiếm tỷ trọng 96,06%. Tỷ trọng này đã tăng lên 97,02 % vào năm 2011 trong tổng lượng du khách do đơn vị lưu trú phục vụ đến với Quảng Bình. Với khách du lịch trong nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
do các cơ sở lữ khách phục vụ tăng lên là 250.878 lượt người vào năm 2006 tăng lên 355268 lượt người năm 2011. Sự tăng trưởng mạnh của lượng du khách nội địa đã phần nào cho thấy được sự thành công của tỉnh trong việc khai thác thị trường này trong những năm vừa qua.
3.3.1.3 Cơ sở lưu trú và thời gian lưu trú trung bình
Để phát triển du lịch, ngoài yếu tố quan trọng: tính chất phong phú, đa dạng, huyền bí của các sản phẩm du lịch, tour du lịch, ngoài đội ngũ tận tuỵ, có nhiệt tình với du khách, một yếu tố quan trọng có tính chất thu hút, lưu giữ khách là cơ sở lưu trú. Trong mấy năm qua, cơ sở lưu trú của Quảng Bình có bước phát triển cả về cơ sở, số phòng, số giường, cụ thể:
Bảng 3.4 Cơ sở lƣu trú của tỉnh Quảng Bình( 2006-2011)
Năm Số cơ sở Số phòng Số giường
2006 169 2190 4273 2007 172 2368 4903 2008 158 2161 4439 2009 172 2395 4937 2010 238 2766 5470 2011 208 2549 4760 BQ 2006-2011 186,17 2404,83 4797
( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)
Bình quân mỗi năm số cơ sở là 186,17, số phòng là 2404,83, số giường tăng 4797. Từ đó bình quân mỗi năm số cơ sở tăng 4,24%, số phòng tăng 3,08%, số giường tăng 2,18%. Xét về số lượng: số cơ sở, số phòng, số giường đều tăng, nhưng chất lượng nhìn chung còn thấp.
Thành phần tham gia kinh doanh lưu trú phục vụ du lịch được mở rộng. Những cơ sở này quy mô nhỏ, trang bị thiếu đồng bộ nên chất lượng phục vụ thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của khách. Do đó khách du lịch đến Quảng Bình phần lớn chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lưu trong ngày, nên ngày khách lưu trú thấp, bình quân chỉ đạt 1,165 ngày, trong đó năm thấp nhất là 2009, 2010 chỉ đạt 1,11 ngày, Năm đạt bình quân cao nhất cũng chỉ 1,16 ngày (2007), cụ thể như sau:
Bảng 3.5: Thời gian khách lƣu trú (2006-2011)
(ĐVT: Ngày)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thời gian khách lƣu trú (ngày) 1,25 1,18 1,18 1,11 1,11 1,16
Khách trong nước 1,25 1,18 1,18 1,11 1,10 1,15
Khách quốc tế 1,26 1,22 1,32 1,17 1,27 1,28
( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)
3.3.1.4 Mức chi tiêu trung bình của khách
(1)Chi tiêu khách du lịch trong nước
Bảng 3.6: Mức chi tiêu bình quân của khách trong nƣớc
(ĐVT : nghìn đồng) Năm 2005 2007 2009 2011 Cơ cấu ( %) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Chi tiêu BQ một ngày 506,2 100 550,8 100 703,4 100 878,2 100 Thuê phòng 110,3 21,8 137,7 25,0 171,0 24,3 221,2 25,2 Ăn uống 88,6 17,5 97,8 17,8 166,0 23,6 196,5 22,4 Đi lại 162,0 32,0 175,1 31,7 171,9 24,4 193,1 22,0 Thăm quan 19,7 3,9 20,0 3,6 38,6 5,5 57,6 6,6 Mua hàng hóa 75,7 15,0 71,0 12,9 97,4 13,8 135,6 15,4 Y tế 4,6 0,9 3,7 0,7 6,0 0,9 7,3 0,8 Chi khác 45,3 8,9 45,5 8,3 52,5 7,5 66,9 7,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)
(2)Chi tiêu của khách quốc tế
Như vậy, chi tiêu của khách du lịch khi đến với Quảng Bình đều tăng qua các năm. Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng chi tiêu của khách du lịch chủ yếu cho việc thuê phòng, đi lại và ăn uống: chiếm từ 20% - 25%. Trong khi chi tiêu cho hoạt động tham quan thì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vào khoảng 5% - 6%. Điều này chứng tỏ các loại hình du lịch của tỉnh còn rất hạn chế, chưa thu hút được khách tham quan. Tuy nhiên chi tiêu cho tham quan của khách tăng dần qua các năm: từ 5,5% năm 2009 tăng lên 6,6% năm 2011, điều này đã chứng tỏ ngành du lịch của tỉnh đang có những bước phát triển theo hướng ngày càng hợp lý hơn.
3.3.2 Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển loại hình sản phẩm du lịch
Phát triển các sản phẩm du lịch:
*Sản phẩm đặc thù:
Du lịch gắn với Di sản thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng: Được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị độc đáo và hấp dẫn của khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với các sản phẩm chính:
- Tham quan hệ thống hang động.
- Tham quan cảnh quan Vườn Quốc gia theo các tuyến đi bộ. - Tham quan hệ thống di tích lịch sử cách mạng.
- Du lịch sinh thái với các hoạt động chính: Du ngoạn trên sông, nghiên cứu sinh thái, dã ngoại...
- Du lịch văn hóa tộc người. - Du lịch mạo hiểm, khám phá.
Du lịch gắn với biển: Được phát triển trên cơ sở khai thác hệ thống tài nguyên du lịch biển trải dài theo dọc bờ biển của tỉnh bao gồm các sản phẩm chính:
- Du lịch biển: Tắm biển, thể thao nước...
- Du lịch nghỉ dưỡng biển: Tại các khu nghỉ dưỡng. - Du lịch văn hóa gắn với các làng chài, các vùng biển...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các sản phẩm du lịch quan trọng: * Du lịch gắn với thương mại cửa khẩu:
- Du lịch mua sắm. - Du lịch caravan.
- Du lịch vui chơi giải trí cao cấp…
* Du lịch sinh thái và mạo hiểm với các sản phẩm chính:
- Tham quan hang động. - Khám phá các dòng sông. - Khám phá đầm phá Hạc Hải - Du lịch sinh thái.
- Đi bộ, leo núi...
* Du lịch văn hóa lịch sử: Với các sản phẩm chính:
- Tham quan di tích lịch sử.
- Tham quan hệ thống di tích cách mạng.
- Các chuyến du khảo lịch sử, hoài niệm chiến trường xưa. - Du lịch theo tuyến đường Hồ Chí Minh.
* Du lịch văn hóa gồm các sản phẩm chính:
- Du khảo văn hóa truyền thống: Ca trù, ẩm thực... - Du lịch gắn với tìm hiểu danh nhân lịch sử.
* Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh:
- Du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng. - Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái rừng.
* Du lịch MICE (hội nghị, hội thảo) với các sản phẩm:
- Các sự kiện du lịch lớn mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.
Đặc biệt trên dải đất miền Trung, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế nằm gọn giữa hai dãy núi nổi tiếng Hoành Sơn ở phía Bắc và Hải Vân ở phía Nam. Trong lịch sử Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên - Huế từng là tỉnh Bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trị Thiên, một “ Bình Trị Thiên khói lửa”, một địa danh anh hùng và cũng là vùng có tài nguyên du lịch, về cả thiên nhiên và nhân văn, với nhiều nét đặc sắc riêng có. Cả ba tỉnh đều có tài nguyên du lịch biển, tài nguyên du lịch nhân văn. Vì thế sản phẩm du lịch ở các địa phương rất dễ bị trùng lắp. Do vậy làm sao có thể tạo ra sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh giữa các địa phương đồng thời bổ trợ cho nhau để tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến nhằm kéo dài thời gian lưu trú cũng như sự gia tăng chi tiêu của khách du lịch là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Vấn đề cần thiết hiện nay là đầu tư có trọng điểm, trọng tâm, phát huy mặt mạnh nhất của từng địa phương, không nên dàn trải, sản phẩm du lịch nào cũng có nhưng không có sản phẩm nổi trội. Vì thế, việc phối hợp một cách hiệu quả để đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch vừa đặc trưng riêng của tỉnh, vừa kết nối 3 tỉnh với nhau tạo thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, chất lượng cao là điều nên được quan tâm.
3.3.3 Xúc tiến quảng bá du lịch
Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đã có những bước phát triển mới trên nhiều mặt. Việc đa dạng hóa loại hình du lịch đến nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác tài nguyên du lịch ngày càng hiệu quả,… đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được những bước phát triển như vậy thì hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch là điều không thể không nhắc tới. Hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh được thực hiện thông qua việc phát hàng các ấn phẩm du lịch qua tạp chí, sách, báo, các phương tiện truyền thông, tổ chức các buổi hội thảo phát triển du lịch quốc gia, quảng bá du lịch Quảng Bình ra các quốc gia trong khu vực như: Hội thảo "Phát triển du lịch bền vững Quảng Bình trong bối cảnh toàn cầu hóa", hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan…tuy nhiên, việc xúc tiến du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cả về quy mô và chất lượng. Việc quảng bá đa phần chỉ đưa ra Vài tấm ảnh về động Phong Nha, thạch nhũ, hệ thống karst đá vôi, những hình ảnh về khám phá hang động... điều này không thể giúp hình ảnh của du lịch Quảng Bình trở nên hoành tráng hơn đối với khách du lịch. Tài liệu quảng bá du lịch Quảng Bình hầu như chỉ có một vài chủng loại tờ rơi về Phong Nha; suối nước Moọc; cuốn sách hướng dẫn các danh lam, thắng cảnh ở Quảng Bình... còn tờ dơi về các tour, kết nối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tour, bảng giá tour, tuyến, phòng khách sạn thì hầu như không có. Điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc thu hút khách đến với Quảng Bình
3.3.4 Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch