Thị trường tiềm năng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. (Trang 93 - 125)

Các thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, Nga và khối Đông Âu, Niu Zi Lân…..Đối với thị trường này cần quan tâm tới khách đến từ Ý, Thụy Sỹ, Thụy Điển và Nga là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch của các nước này có nhu cầu hàng năm rất lớn.

4.1.6 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng…cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm…) và sự kiện tháng khuyến mại giảm giá…Đối với Quảng Bình cần phát triển thêm các loại hình dịch dịch vụ chữa bệnh ( như hệ thống bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, các thẩm mỹ viện,…). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các khu trung tâm như thành phố Đồng Hới, …, từng lãnh thổ du lịch phải có các loại hình sản phẩm mang tính đặc trưng riêng.

4.1.6.1 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ

Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, những loại hình du lịch chủ yếu của Quảng Bình có thể tổ chức được bao gồm:

- Du lịch sinh thái: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí (như khu sinh thái Sông Chày – Hang Tối, Khu du lịch suối nước khoáng nóng Bang…); tham quan nghiên cứu;leo núi, thể thao mạo hiểm…

- Du lịch văn hóa: tham quan, lễ hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ (chủ yếu ở thành phố Đồng Hới); tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các di tích lịch sử với địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh…, tìm hiểu các làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”…

4.1.6.2 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường

Đối với khách quốc tế đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hóa bản địa; đối với khách du lịch nội địa có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú, hiện đại, vui chơi giải trí, tâm linh…. Theo đó có thể phát triển loại hình và sản phẩm du lịch như sau: - Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần: Du lịch nghỉ dưỡng núi tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa, đây là một thế mạnh với nhiều tiềm năng đối với tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, cần phát triển mạnh các tour du lịch chữa bệnh, du lịch cuối tuần cho du khách trong tỉnh kết hợp với vui chơi giải trí và ẩm thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Loại hình du lịch tham quan nghiên cứu: Loại hình du lịch này khá đa dạng. Ngoài ra việc phát triển tham quan truyền thống, cần phát triển các sản phẩm phục vụ cho du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch thành phố, tham quan di tích. Đặc biệt quan tâm khai thác các làng văn hóa với các danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...

- Loại hình du lịch sinh thái: bao gồm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm trong đó cần chú trọng khai thác các sản phẩm du lịch nghiên cứu, thể thao, phát triển mạnh các tour du lịch,… Ngoài ra có thể phát triển các tour du lịch dành cho tuổi trẻ (tour trăng mật, tour thám hiểm).

- Loại hình du lịch thương mại, công vụ: Cần chú ý khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ cho dịch vụ MICE (tour du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng, và hội chợ) và du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt. Loại hình này chú trọng phát triển cả cho khách thương gia quốc tế và nội địa.

- Loại hình du lịch thăm thân (VFR): Là du lịch dành cho Việt Kiều và người nước ngoài có mối quan hệ gia đình ở Việt Nam. Đối với loại hình du lịch này chú ý khai thác các sản phẩm dân dã, đồng quê, ẩm thực. Ngoài ra cần phát triển các loại hình du lịch lễ hội, hành hương, tâm linh…

4.1.6.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

- Phát triển các loại hình du lịch văn hóa để khai thác bản sắc văn hóa của nhân dân tỉnh Quảng Bình qua các lễ hội, làng nghề.

- Phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là với các loại hình đặc thù như mạo hiểm, trăng mật, trang trại đồng quê,....

- Phát triển mở rộng các hình thức vui chơi giải trí theo hướng ngày càng hiện đại. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn.

- Phát triển hệ thống dịch vụ như dịch vụ lưu trú (khách sạn cao cấp, nhà sàn), dịch vụ ẩm thực. Trong hệ thống khách sạn nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.6.4 Xây dựng chiến lược về sản phẩm và thị trường

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ hướng tới làm phong phú và đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ cụ thể kích thích được yêu cầu tiêu dùng của du khách. Ngoài ra, cần tập trung xây dựng các sản phẩm có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng chi trả cao, nhằm tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách. Để đạt được tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn đến năm 2020, cần lựa chọn chiến lược sản phẩm thị trường phù hợp như sau:

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc ở Quảng Bình (Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp…).Đối với thị trường khách nội địa của Quảng Bình là TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Với đối tượng khách này chúng ta cần đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm du lịch và cĩ những chính sách giá cả ưu tiên hợp lý.

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: là tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch đã khai thác và được chấp nhận cho những thi trường du lịch mới. Tăng cường xúc tiến quảng cáo mạnh mẽ thị trường này hướng tới thị trường tiềm năng. Thị trường tiềm năng của du lịch Quảng Bình với khách nội địa là các tỉnh phía Bắc và các nước Đơng Âu, Nga, Úc….với khách quốc tế.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: là phát triển các sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời phải có sức hấp dẫn thu hút đối với thị trường. Chiến lược này cần đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm và tăng cường liên doanh liên kết.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới : là đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch mới kết hợp với việc khai thác khách du lịch chưa đến Quảng Bình. Trong thời gian tới Quảng Bình cần tập trung đa dạng các sản phẩm, các loại hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dịch vụ đang là nhu cầu bức xúc của du khách như: dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn…

4.2 Các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình 4.2.1 Không ngừng đổi mới, cải tiến cơ chế quản lý

Cơ chế chính sách phát triển du lịch được hiểu là các định hướng cho các chương trình hành động của chính phủ nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý khai thác tài nguyên du lịch, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng của các nguồn tài nguyên để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước, phát triển bền vững ngành Du lịch, qua đó góp phần nâng cao đời sống, mạng lại thu nhập và sự phát triển thịnh vượng cho địa phương, cộng đồng dân cư mà vẫn bảo tồn được các nguồn tài nguyên, các giá trị văn hoá và bản sắc, truyền thống của dân tộc. Để quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch cần có cơ chế chính sách sau:

- Tỉnh cần có chế tài đối với các công trình xây dựng ven biển

- Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Quản lý mật độ và công suất phục vụ của các nhà trọ, nhà nghỉ tại các khu, điểm du lịch.

- Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các khách sạn, đơn vị du lịch.

- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của khu bảo tồn, điểm du lịch.

- Xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch sinh thái.

- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.

4.2.2 Tăng cƣờng nnghiên cứu tạo thêm những sản phẩm du lịch mang thƣơng hiệu du lịch Quảng Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư vào những điểm hạn chế của du lịch tỉnh Quảng Bình. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội tại các vùng miền. Ưu tiên phát triển mạnh các sản phẩm du lịch theo ưu thể nội trội về tài nguyên tự nhiên và văn hóa, theo thứ tự :

 Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển;xây dựng khu du lịch biển có quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp, bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển.

 Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá,lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.

 Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

 Mở rộng loại hình du lịch mới: du thuyền, caravan, du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch dưỡng bệnh, du lịch làm đẹp. Phát triển mạnh dịch vụ ẩm thực đặc sắc Việt Nam gắn với các sản phẩm, loại hình du lịch.

 Liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề;liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế; liên kết ngành hàng không, đường sắt, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng.

Tuy nhiên, đến nay đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quý, hiếm đã bị khai thác cạn kiệt, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình ngày càng trở nên đơn điệu, kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể những sự phát triển ngành du lịch của tỉnh. Để khắc phục hạn chế trên đây cần thiết đầu tư đa dạng hoá sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng của các sản phẩm đó, phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của các đối tượng khách. Từng bước đa dạng chất lượng sản phẩm du lịch Quảng Bình: Du lịch sinh thái biển, rừng, đồi núi, hang, động, du lịch văn hoá nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội…đủ sức cạnh tranh với thị trường nội địa và quốc tế nên cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

4.2.3 Tăng nguồn kinh phí xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch Quảng Bình

 Phối hợp trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch. Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch.

 Nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch.

 Phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại. Cải thiện các không gian công cộng có cảnh quan, môi trường văn minh, an toàn, tiện lợi. Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch.

Quy hoạch, phát triển cơ sở đào tạo du lịch

Rà soát các hoạt động đào tạo - dạy nghề của các cơ sở đào tạo hiện có trên địa bàn, tập trung đầu tư cho các trường, trung tâm đủ điều kiện đào tạo - dạy nghề có chất lượng đội ngũ lao động chuyên ngành, nghiệp vụ du lịch. Sớm xúc tiến xây dựng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư tại Quảng Bình, các cá nhân trong và ngoài tỉnh thành lập cơ sở đào tạo - dạy nghề du lịch. Trước mắt các cơ sở đào tạo - dạy nghề đẩy mạnh liên kết với các trường đào tạo - dạy nghề du lịch trong nước để đào tạo thêm cho số lao động du lịch của tỉnh.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Tổ chức rà soát các ngành nghề đào tạo du lịch, chú ý tập trung cho các nhóm ngành nghề sau:

+ Năng lực cơ bản (kỹ năng giao tiếp, chủ tọa, đàm phán, kiến thức lãnh đạo, quản lý, ngoại ngữ, tin học).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Năng lực chuyên sâu: Hoạch định chính sách, quy hoạch, kế hoạch, thống kê, quản trị thông tin du lịch, nghiên cứu thị trường, makerting, xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa sự kiện, quản lý nguồn nhân lực du lịch, các điểm du lịch, khu đô thị du lịch, khai thác phát triển sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường du lịch.

+ Lao động nghiệp vụ: Lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar, đầu bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch cộng đồng nhân viên lữ hành, nhân viên khác.

- Đào tạo dài hạn: Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tập trung các ngành nghề chủ tọa, đàm phán, quản lý, các nghề năng lực chuyên sâu, chuyên môn, kỹ thuật cao, phục vụ cho quản lý du lịch và quản lý doanh nghiệp

- Đào tạo ngắn hạn (sơ cấp): Chủ yếu là đào tạo kỹ năng giao tiếp, tin học, ngoại ngữ, lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch cộng đồng và lao động nghiệp vụ trực tiếp tại các cơ sở lưu trú.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. (Trang 93 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)