Tính an toàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. (Trang 42 - 125)

Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khá an toàn: Bảo đảm an sinh và thiên tai, nhưng có hoạt động bán hàng rong.

- An toàn trung bình: Có hoạt động bán hàng rong và có hiện tượng ăn xin. - Kém an toàn: Xảy ra cướp giựt, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách.

2.3.1.3 Tính bền vững

Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai.

- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, > 100 năm hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ 20 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Trung bình bền vững: Nếu có 1 - 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới hồi phục được. Thời hạn hoạt động từ 10 - 20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế.

- Kém bền vững: Có 2 - 3 thành phần, bộ phận bị phá hoại nặng. Tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.

2.3.1.4 Tính thời vụ

Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Rất dài: triển khai du lịch suốt năm. - Khá: 200 - 250 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trung bình: 100 - 200 ngày. - Kém: < 100 ngày.

2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá cơ sở du lịch

2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn của quốc gia.

- Rất tốt: Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế > 3 sao.

- Khá: Đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế 1 - 2 sao.

- Trung bình: Có được một số cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật nhưng chưa đồng bộ và chưa đủ tiện nghi.

- Kém: Còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, nếu có thì chất lượng thấp hoặc tạm thời thiếu hẳn thông tin liên lạc.

2.3.2.2 Sức chứa khách du lịch

Sức chứa là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch cho một đoàn khách du lịch đến trong một ngày hợp đồng. Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt.

- Rất lớn: sức chứa trên 1000 người/ ngày . - Khá lớn: sức chứa 500 - 1000 người/ ngày - Trung bình: sức chứa 100 - 500 người/ ngày - Kém: sức chứa dưới 100 người/ ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2.3 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành cung cấp dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng với 5 nhóm yếu tố:

1. Sự tin cậy (Reliability): khả năng cung ứng dịch vụ đúng như đã hứa với khách hàng.

2. Sự đáp ứng (Responsiveness): sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng

3. Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng

4. Sự đồng cảm (Empathy): sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng 5. Yếu tố hữu hình (Tangibles): các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài liệu

quảng cáo… và bề ngoài của nhân viên của tổ chức du lịch.

2.3.2.4 Sự thỏa mãn

Phương châm hoạt động của các công ty kinh doanh là phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận của công ty. Khi khách hàng thỏa mãn với dịch vụ hay hàng hóa của công ty thì khả năng họ tiếp tục mua hàng rất cao. Hơn nữa, khi họ thỏa mãn thì họ có xu hướng nói tốt về dịch vụ của công ty với khách hàng khác. Sự thỏa mãn của người tiêu dùng đối với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kinh doanh dịch vụ dựa trên việc từng tiếp xúc hay giao dịch với công ty đó (Bitner & Hubbert, 1994).

Sự thỏa mãn là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt đầu từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kì vọng của người đó (Philip Kotler, 2001). Kỳ vọng được xem như là ước mong hay mong đợi của con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin, truyền miệng từ bạn bè, gia đình...Trong đó nhu cầu cá nhân là yếu tố được hình thành từ nhận thức của con người mong muốn thỏa mãn cái gì đó như nhu cầu thông tin liên lạc, ăn uống, nghỉ ngơi…

Như vậy dựa vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, có thể chia sự thỏa mãn thành ba mức độ cơ bản khác nhau:

+ Mức không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn kì vọng

+ Mức hài lòng: Khi mức độ nhận được của khách hàng bằng kì vọng

+ Mức rất hài lòng và thích thú: Khi mức độ nhận được của khách hàng lớn hơn kì vọng.

2.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng du lịch tỉnh

2.3.3.1 Số lượt khách du lịch

Lượt khách phục vụ là số lượt khách thuê buồng, giường, nghỉ tại khách sạn, bao gồm: Lượt khách trong ngày (không nghỉ qua đêm) và lượt khách có nghỉ qua đêm (lưu trú).

- Lượt khách quốc tế: số lượt khách là người mang quốc tịch nước ngoài thuê phòng nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú

- Lượt khách trong nước: số lượt khách là người mang quốc tịch Việt Nam thuê phòng nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú.

Xem xét chỉ tiêu này nhằm mục đích đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của địa phương cũng như thái độ của du khách khi đến với tỉnh Quảng Bình. Khi lượt khách du lịch lớn hơn số lượng khách du lịch trong cùng một khoảng thời gian thì có thể nhận xét địa điểm du lịch là khá hấp dẫn và du khách có nhu cầu tới địa điểm nhiều lần hơn.

2.3.3.2 Số cơ sở lưu trú

Hoạt động lưu trú là hoạt động cho thuê khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, điểm cắm trại và các hoạt động khác phục vụ khách nghỉ trọ ngắn ngày, kể cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà hàng trực thuộc khách sạn, nhà trọ gắn liền với hoạt động cho thuê trọ cũng được tính vào hoạt động khách sạn, nhà trọ.

Số cơ sở lưu trú của tỉnh phục vụ cho nhu cầu du lịch trong và ngoài nước. số cơ sở lưu trú lớn thì sức chứa của tỉnh đối với khách du lịch càng lớn. điều này phản ánh cơ sở hạ tầng của tỉnh là tốt và có khả năng đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của khách du lịch.

2.3.3.3 Vốn đầu tư CSHT

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình điện nước; hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa, các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác .v.v.. nhằm mục đích phục vụ phát triển ngành du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì nó có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật .

Du lịch là một ngành sản xuất đa mặt hàng, đa sản phẩm, điều đó kéo theo sự đa dạng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật . Du khách thật sự ấn tượng, muốn khám phá một điểm du lịch, một vùng du lịch một khi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại nơi đó (Cũng có nghĩa là một sản phẩm du lịch) được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này nói lên mối quan hệ khắng khít, chặt chẽ giữa tài nguyên du lịch tạo cho một chương trình du lịch ấn tượng, hoàn hảo.

Cơ sở vật chất có tác động tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc bảo vệ, giữ gìn chúng. Điểm du lịch khu du lịch của một địa phương, một quốc gia chỉ thực sự thu hút khách khi có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện. Đó là yếu tố quyết định thời gian lưu lại của du khách, và làm tăng thêm doanh thu cho cơ sở kinh doanh du lịch khi khách tiêu thụ các sản phẩm du lịch khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng lưu lượng khách, và tần suất hoạt động của các điểm du lịch, nghĩa là cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò như là động cơ, tạo nên cái “hích” kích thích sự đi du lịch của du khách, cũng như sự tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Chính vì những lí do trên, việc xem xét vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch cũng là việc xem xét địa phương đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật đó như thế nào? Lượng vốn đầu tư hằng năm có phù hợp với quy hoạch của ngành hay không? Địa phương đã thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực này ra sao? Kết quả đạt được là gì? Và sau đó tiến hành nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng của tình một cách hợp lí nhất.

2.3.3.4 Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong một thời gian nhất định (Bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của nước ngoài). Doanh thu du lịch được tính bằng tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ đã qui ra tiền Việt Nam.

Tổng doanh thu du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành du lịch trong thời gian nhất định, thường là một năm, gồm (1) Doanh thu phục vụ khách du lịch quốc tế; (2) Doanh thu phục vụ khách du lịch trong nước; (3) Doanh thu phục vụ khách Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài.

Sử dụng chỉ tiêu doanh thu du lịch nhằm đánh giá kết quả hoạt động đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó tác giả muốn xác định thực trạng hoạt động hiện nay của ngành như thế nào, đồng thời kết hợp cùng các chỉ tiêu khác để phân tích đánh giá thực trạng một cách hợp lí nhất. chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động du lịch càng tốt.

2.3.3.5 GDP của ngành du lịch

Chỉ tiêu giá trị đóng góp GDP của ngành du lịch trong tổng giá trị GDP của tỉnh được tính bằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).

(1) Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế,khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.

(2) Đóng góp gián tiếp:

+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới;

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành...

(3) Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn...

Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta sẽ xác định được đóng góp thực tế của du lịch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thế nào? Đóng góp đó đã tương xứng với tiềm năng hay chưa?...từ đó đưa ra được những kết luận và có những định hướng cụ thể cho thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2011

3.1 Đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình

3.1.1 Những yếu tố về môi trƣờng tự nhiên-văn hóa –xã hội tỉnh Quảng Bình

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số năm 2011 là 853.004 người.

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: • Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc • Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc • Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông • Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông

- Tỉnh có bờ biển dài 116, 04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201, 87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. (Trang 42 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)