5. Kết cấu khoá luận
2.3.6. Tài chính
Cuối cùng “sức khoẻ” của nền kinh tế trong khủng hoảng được biểu hiện qua tình hình tài chính của thuộc địa. Trên lĩnh vực này, các hoạt động kinh tế bị đình trệ, nhưng các khoản chi tiêu ngân sách lại không ngừng tăng lên. Bên cạnh các khoản chi truyền thống, ngân sách Đông Dương giờ còn phải chịu thêm những khoản chi cho việc “chống khủng hoảng” và trả cho những khoản nợ cũ, mới. Để tăng cường ngân sách, đáp ứng những khoản chi, cân bằng cán cân ngân sách, chính quyền thực dân đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó theo cách thông thường là vay nợ (nợ chính quốc và nợ công trái ở thuộc địa) và tăng
33
cường các khoản thu về thuế. Mặc dù vậy, ngân sách các cấp ở Đông Dương vẫn luôn trong tình trạng bội chi.
Theo số liê ̣u thống kê cho thấy cả ngân sách liên bang và ngân sách cấp xứ đều tiến triển theo chiều hướng giảm cả thu, chi và luôn thâm hụt : 1930 là 30 triệu đồng; 1931 là 26,6 triệu đồng; 1932 là 27,8 triệu đồng; năm 1933 là 17 triệu và năm 1934 là 11,6 triệu[20;42]. Mãi tới 1935, ngân sách mới biểu hiện sự vượt trội nhưng số dư không đáng kể
Về ngân sách liên bang : ngân sách liên bang bị thiếu hụt so với dự thu và số thiếu hụt này được bù vào bằng tiền lấy từ quỹ dự phòng liên bang 10.645.500 đồng (dự tính là 6.236.500 đồng). Điều đó có nghĩa là dân Đông Dương phải chịu một khoản nợ cho năm 1931 là hơn 10 triệu đồng. Khi đã phải nộp những khoản thuế gián thu tăng thêm và trên thuế cho các loại sản phẩm độc quyền của chính quyền thuộc địa ở trên.
Trước tình hình đó, chính phủ thuộc địa đã phải sửa đổi ngân sách : bỏ các dự án tăng lương; ngừng các công trình mới, thu hẹp các công trình duy tu. Rồi Đạo luật 22-2-1931 được thông qua cho phép toàn quyền ký một khoản vay công trình 1.370.000.000 francs để thực hiện các công trình lớn và chi cho các mục đích xã hội khác. Thế nhưng, vào cuối tài khoá, ngân sách liên bang vẫn bội chi 20.000.000 đồng. Một khoản vay 250 triệu francs đã được Đạo luật 26-4- 1932 cho phép và nợ lại chất chồng thêm cho người “bản xứ”. Hơn nữa, bắt đầu từ 1-1-1932, chính phủ Đông Dương ra sắc lệnh đổi tiền và thu lại đồng tiền
bằng bạc (để tiêu bằng tiền giấy) .Vớ i biê ̣n pháp này từ năm 1930 đến năm
1934, Pháp thu và đem về Pháp 47.740.000 đồng bạc thật.
Trong lúc ngân sách bị thâm hụt Đông Dương vẫn phải chi cho những
khoản chi thường và bất thường khác. Ngày 31-5-1933, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ấn định số tiền các thuộc địa phải nộp cho Pháp, trong đó Đông Dương phải nộp số tiền tổng cộng là 66.879.000 francs, tức là khoảng 6.687.900 đồng [15; 237]. Đã khó khăn, thâm hụt, ngân sách Đông Dương càng bị thâm hụt hơn.
Năm 1934, khi dự trù ngân sách, chính phủ thuộc địa đã lường tới sự co lại của các khối ngân sách, nhưng tình hình tài chính vẫn không được cải thiện.
34
Số thâm hụt tài khoá của năm này là khoảng 10.122.000 đồng. Để đối phó với tình trạng thâm hụt này, giải pháp bù chi của chính quyền vẫn là tăng thu về thuế. Chẳng hạn như tiếp tục bắt dân Đông Dương uống rượu và nộp thuế rượu, với lượng rượu phải tiêu thụ vẫn là hàng chục triệu lít: 1930 là 27.382.739 lít; 1931 là 18.044.573 lít; 1932 là 15.227.285 lít; 1933 là 12.714.382 lít; 1934 : 14.684.067 [11;131].
Mặt khác, nó vẫn kêu gọi đến những khoản vay mà trước hết là xin chính phủ Pháp cấp nốt 7 triệu vay cho các công trình lớn qua Đạo luật 22-2-1931 và xin được giảm nhẹ những khoản phải nộp cho chính quốc. Thế nhưng Đông Dương vẫn phải “đóng góp” vào chi phí quân sự của Pháp 6.529.000 đồng trong tài khoá 1934. Đã thế, từ tiền vay và tiền trích ra từ ngân sách liên bang, với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng, chính phủ thuộc địa tiếp tục trợ cấp một cách vô lý cho các điền chủ cao su, cà phê, lúa… Năm 1934, Pháp còn cho đúc tiền trinh Bảo Đại để truyên truyền cho vị vua này và thu lại tiền bạc thật về Pháp và kiếm lời trong việc đúc tiền.
Như vậy, trong khủng hoảng ngân sách liên bang tiếp tục bị thâm hụt, do tiền thu từ thuế thương chính và thuế gián thu bị thu hẹp. Trong khi các khoản chi cho “chính sách chống khủng hoảng” tăng lên và việc “đóng góp” cho ngân sách Pháp không được miễn trừ. Để cân bằng thu - chi, chính phủ thuộc địa tăng các loại thuế đánh vào mọi hạng dân. Đồng thời như đã biết, nó liên tiếp tiến hành những khoản vay từ chính quốc và công tác ở thuộc địa. Nói là để “chống khủng hoảng”, trên thực tế, những khoản vay này đều phục vụ cho lợi ích của Pháp. Tất cả những khoản “vay” đó đều do sở nợ Đông Dương quản lý và hàng năm người dân Đông Dương phải trả lãi cho những khoản nợ cũ (vay từ 1898) rồi lại phải trả cho những khoản vay mới. Ngay trong những năm khủng hoảng mà theo con số được Paul Bernard cho biết thì khoảng 4.674.000 đồng năm 1930; 3.355.000 đồng năm 1931; 7.261.000 đồng năm 1932; 9.451.000 đồng năm 1933 [20;45].
35
Thêm vào gánh nặng nợ nần đó, người dân Đông Dương còn bị bòn rút đến tột cùng để làm lợi cho tư bản thực dân qua các kỳ công trái mà chính quyền thuộc địa liên tiếp phát hành như đã đề cập ở trên.
Về ngân sách cấp xứ trong thời gian từ 1930 đến 1935, ngân sách của cả 5 xứ đều trong tình trạng thâm thụt, bội chi. Nguyên nhân chủ yếu là do các sản phẩm bị giảm giá, không xuất khẩu được nên các khoản thuế trực thu bị giảm, trong khi các khoản chi tăng lên. Trong đó có các khoản chi vào việc đàn áp và tăng cường bộ máy đàn áp đối với phong trào chính trị. Ví dụ việc thu thuế của ngân sách Bắc kỳ từ 1920 - 1933 như sau : 1920 : 12 triệu đồng; 1930 : gần 22 triệu đồng; 1931 tăng hơn so với 1930 là 600.000 đồng; năm 1932 giảm còn trên 19 triệu; nhưng năm 1933 dự tính sẽ giảm chỉ còn 17.842.000 đồng. Trong đó 11.788.171 đồng là ngân sách cấp xứ và 6.054.550 đồng thuộc ngân sách cấp tỉnh [13;540].
Trước tình trạng thâm thụt ngân sách này, chính quyền cấp xứ một mặt xin tăng trợ cấp của ngân sách liên bang và mặt khác tiến hành “cải tiến” cách thu thuế để tránh thất thoát. Biện pháp giảm chi tiêu trong các công sở hàng tỉnh cũng được thực thi ở Bắc kỳ theo tinh thần nghị định 5-10-1932, số chi tiêu cho quan chức và nhân viên hàng tỉnh giảm 30% và cho mua sắm vật liệu giảm 20% [11;540].
Năm 1931, chính quyền thuộc địa còn cho lập lại ngân sách hàng tỉnh (được lập ra từ 1903 và bị bãi bỏ 1913). Quỹ hàng tỉnh này mỗi năm cũng đem lại cho ngân sách hàng chục triệu đồng.
Mặt khác, ngay trong thời kỳ khủng hoảng, thực dân Pháp vẫn thu thuế thân, mỗi xuất 5,50 đồng, như trước khủng hoảng. Riêng đối với đồng bào các dân tộc ở Tây nguyên ngoài thuế thân họ còn phải nộp thứ thuế nữa là công xâu. Loại thuế này đánh vào những làng trước kia bạo động chống chính quyền. Mức thuế lúc đầu là 1 đồng/người, khi khủng hoảng tăng lên 2 đồng/người rồi 1932 là 2,50 đồng/người. Người nào không nộp thì phải đi làm không công, không cơm 10 ngày. Số tiền thu được từ công xâu không phải là nhỏ, bởi chỉ riêng tỉnh Kontum, số thu mỗi năm cũng đã lên tới hàng chục nghìn đồng : 1928 là 57.786
36
đồng; 1932 là 77.121 đồng và 1933 là 85.439 đồng [11;122]. Để tăng ngân sách hàng xứ, chính quyền thuộc địa còn cho tăng cả thuế cô đầu, nhà thổ, thuế nước, thuế xe kéo và đặt thêm các thuế mới (thuế các cuộc vui), tăng giá các rạp hát, vé chiếu phim… Trước phong trào đấu tranh của nhân dân ta, vào đầu những năm 1930, chính quyền thuộc địa đã buộc phải nghĩ tới hậu quả về chính trị của chế độ thuế khoá. Ở Bắc kỳ, Thống sứ thậm chí còn đưa ra một lộ trình giảm thuế là : năm 1932 giảm 29.500 đồng và giảm cho ngân sách 27 tỉnh tổng số tiền 100.000 đồng, tổng cộng là 211.300 đồng; năm 1933 sẽ giảm 111.300 đồng [13;540]. Thế nhưng, đó chỉ là một biện pháp mị dân, trên thực tế tất cả các loại thuế đều tăng và nhiều thứ thuế khác đã ra đời. Ở các xứ khác, như Nam kỳ thì mãi tới năm 1934 mới thấy có việc giảm thuế thân cho người “bản xứ”, thuế môn bài và thuế ruộng cho một vài nơi.
Không những thế, ngay trong khủng hoảng, chính quyền thuộc địa còn ra sức quyên góp tiền đem về Pháp với lý do “ủng hộ” cho việc này việc kia. Năm 1930: 130.000 đồng “ủng hộ dân miền Nam nước Pháp bị lụt”, năm 1931 : 304.903 đồng “xây dựng đài thống chí Joffre” [11;130].
Tóm lại, sau một thời kỳ “phồn vinh” trong những năm 20, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nhân dân lao động Việt Nam đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng “thừa” của chủ nghĩa tư bản, nhưng lại vô cùng điêu đứng bởi chính sách “gắn” với thuộc địa dựa vào thuộc địa để giải quyết khủng hoảng trong nước cũng như chính sách đàn áp dã man đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc được chính quyền thực dân thực thi trong những năm khủng hoảng. Từ khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng về chính trị, xã hội cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về xã hội, chính trị lúc bấy giờ.
37
CHƢƠNG 3. HỆ QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN XÃ HỘI THUỘC ĐỊA VÀ PHONG TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM
3.1. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến xã hô ̣i thuô ̣c đi ̣a
Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội mà cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa (1929 - 1933) gây nên cho các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nói chung, Việt Nam nói riêng là làm tăng thêm mức nghèo khổ của những người lao động.
Ngay trong thời bình thường, lương của công nhân Việt Nam đã ở dưới mức tối thiểu. Thời kỳ khủng hoảng kinh tế lương công nhân càng thấp, không còn đủ điều kiện sống và để tái sản xuất. Thu nhập của nông dân, các điền chủ và tiểu chủ bị giảm đi cùng với việc lúa gạo bị mất giá trên thị trường. Tiền công mỗi ngày của một cố nông ở miền tây Nam kỳ chỉ còn 0.15đ, ở miền Trung chừng 10đ. Rất nhiều phú nông và điền chủ bị phá sản, việc kinh doanh của họ bị đình đốn, 1/3 số công nhân bị thất nghiệp. Ở Bắc kỳ 2500 công nhân bị sa thải, số còn lại tuy có việc làm nhưng lương bị cắt giảm từ 30 đến 50%
Nói về đời sống thợ thuyền và dân cày trong giai đoạn này, Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Đảng cộng sản Đông Dương xứ bắc kỳ họp từ 17 đến 23-3- 1935 viết: “ mấy năm gần đây kinh tế khủng hoảng cứ kéo dài ra mãi , nhiều nhà máy bị đóng cửa, hàng nghìn thợ thuyền bị thất nghiệp, bị đuổi ra khỏi chỗ làm, không có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, mà không có một xu trợ cấp nào hết. Còn thợ có việc làm lại bị đế quốc và tư bản bản xứ đối đãi một cách hết sức dã man, tàn nhẫn. Giờ làm việc thì tăng và bắt thợ làm nỗ lực thêm mà tiền công lại bớt đến hai phần ba. Ví dụ: thợ máy trước ăn mỗi ngày 1.20đ hoặc 1.50đ bây giờ chỉ ăn 0.45đ ; thợ điện trước kia ăn mỗi ngày 0.90đ hoặc 1.0đ bây giờ chỉ được 0.37đ…
Đời sống của thợ thuyền ngày thêm khổ cực là vì tiền công của mình bị giảm xuống rất nhiều mà hàng hóa của đế quốc bán vẫn giữ nguyên giá hoặc chỉ giảm chút ít thôi…’’ [6;12]
38
Nạn thất thu về thuế do sự nghèo túng của dân chúng và sự suy giảm về thương mại đã làm cho ngân sách quốc gia thiếu hụt ngày một lớn: 18 triệu năm 1931 lên 21 triệu năm 1932.
Để bù đắp số thiếu hụt nói trên, đồng thời để có tiền đóng góp vào ngân quỹ chính quốc, một mặt thực dân pháp tăng cường bòn rút trong nhân dân Đông Dương dưới hình thức thuế, mặt khác chúng sử dụng nhiều thủ đoạn về tài chính ngân hàng để thu lợi. Lãi suất do ngân hàng Đông Dương cho vay đưa lại 335.5000đ năm 1931 tăng lên 941.5000 năm 1933.
Việc đánh thuế mới và tăng thuế trong những năm khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam hết sức khốc liệt, ở nhiều nơi tại miền Trung và miền Bắc, thực dân Pháp tăng thuế thân lên 20%, có nơi chúng tăng thứ thuế vô lí này lên tới 60%.
Kết quả tất cả các chính sách của Pháp trong giai đoạn này đã khiến cho tính chất phụ thuộc về kinh tế và thương mại của Việt Nam vào chính quốc ngày càng đậm nét. Nó tăng cường thêm tình trạng nghèo đói cùng quẫn của nông dân, thợ thủ công, thậm chí cả những nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ người Việt Nam. Công nhân, viên chức… bị thất nghiệp rất nhiều. Họ bị đẩy ra đường phố buộc phải kiếm sống bằng mọi nghề : kéo xe, khuân vác… Thế là một phần ba trong số họ vẫn không thể tìm đâu ra kế sinh nhai. Số người kiếm được việc làm thì cuộc sống ngày càng lay lắt, quá mức nghèo khổ. Tiền công chết đói, trong lúc cải cách tiền tệ đã dẫn đến việc tăng giá nhiều mặt hàng khiến cho mức sống của các tầng lớp xã hội ngày càng xuống dốc.
Theo thống kê của nhà kinh tế học người Pháp là Pôn-Béc-Na thì tiền lương trung bình của công nhân Việt Nam trong những năm 30 của thế kỉ XX là 30 đồng hay 400 phơ răng, trong khi đó công nhân Pháp là 6200 phơ răng và công nhân Mỹ là 12500 phơ răng một năm [20;21].
Đời sống của nông dân ở nông thôn ngày càng cùng quẫn hơn. Lúa gạo sụt giá nhưng sưu thuế lại cao khiến cho nông dân Việt Nam trong những năm 30 không còn lối thoát : trong những năm khủng hoảng, để nộp đủ một xuất thuế thân, người nông dân phải bán đi một số lúa gạo gấp 3, 4 lần so với các năm trước đó (hoặc là phải mất ít nhất 2 tháng công so với trước đó là 15 ngày).
39
Trước năm 1930 giá 1 hec đất trồng lúa ở Nam Kỳ là 1000 đồng, trong những năm khủng hoảng chỉ còn 150 đến 200 đồng.
Theo số liệu của phòng canh nông Bắc Kỳ, tháng 5 năm 1934, những gia đình bần, cố nông ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chỉ có thể thu được 12 xu cho 6 người trong một ngày. Tình thế đó buộc họ phải nhắm mắt vay của địa chủ với bất kì tỷ lệ lãi nào và cầm cố, bán chác tất cả cái gì có thể bán được (kể cả con cái) để có tiền nộp sưu và trả nợ. Những tầng lớp nhân dân khác như tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức nhỏ và một số tư sản dân tộc… cũng không tránh khỏi những tác động tai hại của khủng hoảng kinh tế. Hàng loạt viên chức bị đuổi khỏi công sở, tiểu thương, tiểu chủ sống thoi thóp, sinh viên các trường thất nghiệp không có việc làm… Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa… lại càng tăng thêm cảnh tiêu điều của nền kinh tế xã hội Việt Nam nhất là những năm 1931-1932. Tai họa xã hội và tai họa thiên nhiên chồng chất lên nhau đã làm tăng thêm tính chất sâu sắc của các mâu thuẫn xã hội, trong đó mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp.
Như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã làm tăng thêm mức nghèo khổ của những người lao động, lương công nhân tiếp tục hạ thấp, giá lúa gạo tiếp tục suy giảm, cùng với việc các loại sưu thuế không ngừng tăng lên đã khiến cho đời sống của nông dân vô cùng cực khổ.
3.2. Tác động đến các giai tầng xã hội