5. Kết cấu khoá luận
3.2.1. Giai cấp địa chủ
Trong khi các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa có những bước phát triển mạnh hơn thời kì trước thì thế lực của giai cấp địa chủ vẫn không bị suy giảm, trái lại còn được củng cố, phát triển lớn mạnh hơn trước. Thế lực đó được củng cố vững chắc thông qua sự tập trung ngày càng cao ruộng đất - tư liệu sản xuất cơ bản trong nông nghiệp vào tay giai cấp địa chủ dưới sự che chở của thực dân Pháp.
Nói chung, lực lượng địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích canh tác. Do những quy chế của chính quyền thực dân đề ra qua các cuộc cải lương hương chính, như lựa chọn các thành phần có “tài sản và danh giá” trung thành với chế độ thực dân… đưa vào bộ máy chính quyền cơ sở nên địa vị của giai cấp địa chủ trong nông thôn được nâng cao và củng cố vững chắc. Giai cấp địa chủ chiếm đa số trong cơ cấu chính quyền ở hương thôn. Ngoài ra thực dân Pháp còn tạo điều kiện và những cơ sở pháp lý cho giai cấp địa chủ tham gia vào chính quyền bên trên như các Hội đồng dân biểu, Hội đồng quản hạt… Do vậy sự câu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp ngày càng được củng cố vững chắc hơn bao giờ hết. Do vậy tầng lớp đại địa chủ vì quyền lợi gắn liền với đế quốc nên đã bắt tay chặt chẽ với chúng, phản bội lại quyền lợi dân tộc. Còn giai cấp địa chủ nhỏ, tuy bị cuộc khủng hoảng kinh tế giáng những đòn nặng nề, lại bị đế quốc chèn ép không ngóc đầu
lên được. Bản thân họ có mâu thuẫn với đế quốc, nhưng vì lệ thuộc nên không
giám đấu tranh.