5. Kết cấu khoá luận
3.2.4. Giai cấp công nhân
Do chính sách của chính quyền thuộc địa nên đời sống của giai cấp công nhân rất cực khổ. Một phần lớn giai cấp công nhân tuyển mộ bằng con đường cưỡng bức, nhất là số công nhân đồn điền nên trình độ văn hóa của công nhân rất thấp, số người mù chữ khá đông. Tính chất vô sản hiện đại của họ cũng bị hạn chế bởi việc sử dụng quá rộng rãi lao động thủ công trong các ngành sản xuất kinh doanh. Hiện tượng phổ biến trong quá trình sản xuất là giới chủ sử dụng lao động chân tay một cách triệt để trong bất kỳ công việc nào có thể được để kiếm được lời. Tính chung trong tất cả các ngành, đến năm 1929 số công nhân kỹ thuật chỉ chiếm 0.43% tổng số công nhân mà thôi. Điều kiện sống và lao động của công nhân nói chung rất cực khổ, họ thường phải làm việc 10 tiếng một ngày, cá biệt 12, 13 thậm chí 14 tiếng một ngày với đồng lương rẻ mạt. Bị áp bức, bóc lột nặng nề giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm có tinh thần đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân. Mặc dù lực lượng của họ trong toàn bộ dân cư không lớn, nhưng họ lại sống khá tập trung ở các thành thị, các trung tâm công nghiệp. Tinh thần kỷ luật, ý thức đoàn kết của giai cấp công nhân cũng được rèn giũa qua quá trình lao động và đấu tranh.
Do những đặc điểm trên, do sự áp bức, bóc lột của chính quyền thuộc địa, nên giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm được giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tổ chức, tham gia ngày
43
càng nhiều. Ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao theo đà của các cuộc đấu tranh và của việc tăng cường truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Từ năm 1930, với việc thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam, giai cấp công nhân đã chính thức giành được ngọn cờ lãnh đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi vào năm 1945.