Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến phong trào giả

Một phần của tài liệu nền kinh tế việt nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935) (Trang 48 - 55)

5. Kết cấu khoá luận

3.3.Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến phong trào giả

phóng dân tộc của Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thiên tai đã tác động nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam. Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động hết sức điêu đứng.

Thêm vào đó, các vụ bắt bớ, đàn áp của chính quyền thực dân diễn ra tàn ba ̣o trên khắp cả đất nước , đă ̣c biê ̣t là sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Quốc Dân Đảng. Bầu không khí chính tri ̣ Viê ̣t Nam càng trở nên ngột nga ̣t. Vào thời điểm đó, ngọn cờ giải phóng dân tộc được giai cấp công nhân, đứng đầu là Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam giương cao. Sau khi hợp nhất, Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam đã trở thành một chính đảng thống nhất về tổ chức và đúng đắn về cương lĩnh chính trị , đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, phát động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

44

Mở đầu cao trào cách ma ̣ng 1930 – 1931 dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng là cuô ̣c đấu tranh của công nhân Nhà máy Xi măng Hải Phòng , Nhà máy Dệt Nam Đi ̣nh, Hãng Dầu Socony Nhà Bè (Sài Gòn), Đồn điền Cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Mô ̣t). Tiếp theo là cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân Đồn điền Cao su Phú Riềng (tháng 3- 1930) là cuộc bãi công kéo dài 3 tuần lễ của 4.000 công nhân Nhà máy Dê ̣t Nam Đi ̣ nh (tháng 4- 1930) và cuộc đấu tranh của Nhà máy Đóng tàu Ba Son , Nhà máy Xe lửa Dĩ An , thợ mỏ Mông Dương , nhà máy Bến Thủy (tháng 4- 1930). Những cuộc đấu tranh đó là những hoa ̣t động mở đầu cao trào cách mạng mới của nướ c ta. Ngoài các cuộc đấu tranh của công nhân , còn có những cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Nhân ngày 1-5-1930, Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam phát động phong trào đấu

tranh rô ̣ng lớn . Công nhân, nông dân, và các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước hưởng ứng sôi nổi . Tại các thành phố lớn như Hà Nội , Hải Phòng, Nam Đi ̣nh, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đều xuất hiện cờ đỏ búa liềm , truyền đơn đòi tăng lương, bớt giờ làm cho công nhân, giảm sưu thuế cho nông dân.

Các cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 là bước ngoặt phong trào cách mạng

1930- 1931. Công - nông Việt Nam đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi cho

mình, mà còn thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

Sau đó phong trào tiếp tu ̣c dâng cao . Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả

nước đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh. Trong đó có 22 cuộc đấu tranh của công nhân,

95 cuộc đấu tranh của nông dân , 4 cuộc dấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao

đô ̣ng khác. Bước sang năm 1931, do chính quyền thực dân khủng bố, phong trào giảm sút. Tuy vâ ̣y ở Nam Kỳ, phong trào vẫn tiếp tu ̣c diễn ra sôi nổi.

Có thể nói , đến nửa đầu năm 1931 phong trào đấu tranh của công nhân ,

nông dân diễn ra rầm rô ̣ sôi nổi trong pha ̣m vi cả nước – đây là đă ̣c điểm của phong trào cách ma ̣ng Viê ̣t Nam từ khi có sự lãnh đa ̣o của Đảng . Từ sự phát triển của phong trào dần dần hội tu ̣ đa ̣t đến đỉnh cao ở hai tỉnh Nghê ̣ An , Hà Tĩnh đưa đến sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Từ trong phong trào đã ra đời chính quyền Xô Viết ở một số vùng nông thôn thuộc hai tỉnh.

45

Tuy nhiên cao trào cá ch ma ̣ng 1930 – 1931 bị thực dân Pháp đàn áp hết sức dã man, số lượng các chiến sĩ cách ma ̣ng và nhân dân ta bi ̣ chúng sát ha ̣i và giam cầm trong các nhà tù đế quốc nhiều nhất kể từ khi thực dân Pháp đă ̣t ách đô hô ̣ ở Viê ̣t Nam… Tuy bi ̣ tổn thất nă ̣ng nề nhưng Đảng ta vẫn tồn ta ̣i và giữ đươ ̣c mối quan hê ̣ với quần chúng . Dù ở trong tù hay hoạt động bên ngoài và trước tòa án đế quốc, đảng viên và cán bộ cách ma ̣ng đều nêu cao phẩm chất của người cộng sản, tìm được nhiều cách đấu tranh hoạt động để gây dựng lại và đưa phong trào cách ma ̣ng vượt qua khó khăn , thử thách , tiếp tu ̣c lãnh đa ̣o quần chúng đấu tranh.

Năm 1932, có 230 cuô ̣c đấu tranh của công nhân . Năm 1933, có 244 cuộc.

Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa ở Quảng Nam ,

Quảng Ngãi (1932- 1935), công nhân nhà máy In Ardin , Testelin, Opinion ở Sài Gòn; phong trào đấu tranh của nông dân ở Gia Đi ̣nh , Long Xuyên , Trà Vinh, Cao Bằng, Lạng Sơn....

Tiếp đó là các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tu ̣c ở các đi ̣a phương như : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Đi ̣nh có những cuộc bãi thị , bãi khóa. Binh lính người Việt Nam ở Vũng Tàu, sân bay Bạch Mai (Hà Nội) thì biểu tình . Trong thời gian này , phong trào bắt đầu xuất hiê ̣n hình thức đấu tranh mới là đấu tranh nghi ̣ trường mà bắt đầu là vâ ̣n động bầu cử.

Năm 1935, nhân di ̣p kỷ niệm ngày thành lập Đảng , ngày Quốc tế lao động , tại nhiều địa phương như Sài Gòn , Chơ ̣ Lớn, Gia Đi ̣nh… xuất hiê ̣n truyền đơn kêu go ̣i đấu tranh chống áp bức bóc lột và cờ đỏ với khẩu hiê ̣u đòi tăng lương , giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế…

Những năm 1931 – 1935, trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng xuất hiê ̣n cuộc đấu tranh giữa những quan điểm khoa học đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm sai lầm của các giai cấp phi vô sản.

Trong thời kỳ này, một hiê ̣n tượng đáng chú ý đó là trào lưu “Thơ mới’’ và văn ho ̣c lãng ma ̣n mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn . Con đường của họ là con đường cải lương tư sản . Nó thể hiện tâm trạng , tư tưởng bế tắc của tư sản

46

dân tô ̣c và tiểu tư sản trí thức trong thời kỳ khủng bố trắng và khủng hoảng kinh tế. Bên ca ̣nh nhóm Tự lực văn đoàn, cũng có một số nghệ sỹ hiện thực , tiêu biểu cho xu hướng lành ma ̣nh của tiểu tư sản thành thi ̣ . Tuy vâ ̣y họ vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng tiểu tư sản . Trong khi đó , những đảng viên hoa ̣t đô ̣ng hợp pháp, sử du ̣ng báo chí công khai đấu tranh chống các quan điểm chính trị, triết ho ̣c, văn ho ̣c và nghê ̣ thuâ ̣t tư sản , bảo vê ̣ và tuên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương.

Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần được xây dựng và củng cố . Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản , Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng cộng sản Đông Dương được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu . Trên thực tế , Ban lãnh đa ̣o Hải ngoa ̣i đã làm chức năng của Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.

Cuối năm 1934, đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ dần đươ ̣c lâ ̣p la ̣i . Xứ ủy Lào thành lâ ̣p vào tháng 9- 1934. Để tiê ̣n cho viê ̣c liên la ̣c , Ban lãnh đa ̣o Hải ngoa ̣i của Đảng đã lâ ̣p ra Ban Chấp ủy Nam Đông Dương và Ban Chấp ủy Bắc Đông Dương . Dưới sự lãnh đa ̣o của Đảng , phong trào quần chúng tiếp tục đi lên.

Như vâ ̣y dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những

chính sách của chính quyền thực dân không chỉ làm cho nền kinh tế , chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của nước ta bi ̣ đảo lộn , mà còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hô ̣i, nó làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân , các bộ phận giai cấp cùng cực điêu đứng cả về vâ ̣t chất và tinh thần , nó làm tăng thêm mức độ nghèo khổ của quần chúng nhân dân, khiến cho các giai tầng xã hội tiếp tục bị phân hóa và đời sống của đa số các giai tầng này cũng rơi vào cảnh khó khăn khổ cực. Điều đó khiến cho mâu thuẫn của toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc. Năm 1930, Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đươ ̣c thành lâ ̣p cùng với đường lối tiên phong của mình đã soi đường chỉ lối cho nhân dân ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc phong kiến.

47

KẾT LUẬN

Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế đã nổ ra ở hầu khắp các nước tư bản phát triển. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa nghiêm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Nó chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản. Tất cả các ngành kinh tế, tài chính, công nghiệp ,nông nghiệp, thương nghiệp ở các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đều bị khủng hoảng, nặng nề nhất là ở các nước đế quốc lớn. Như một thứ bệnh dịch, cuộc khủng hoảng này lan rộng từ các nước tư bản phát triển đến các nước tư bản phát triển trung bình rồi lan tới cả các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Từ cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, khi cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, nền kinh tế yếu ớt, vừa phụ thuộc vào thị trường thế giới, vừa “gắn chặt” vào nền kinh tế chính quốc đã không tránh khỏi rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế ở chính quốc, hầu hết các ngành kinh tế “không được che chắn” đều bị tác động nặng nề, hàng loạt các công ty bị phá sản và thanh lý kéo theo sự giảm sút của nguồn vốn đầu tư. Trước thực trạng đó, để vừa giải quyết tình trạng suy thoái nặng nề ở chính quốc, vừa đối phó với một cuộc khủng hoảng kép, thực dân Pháp đã thực hiện những biện pháp “chống khủng hoảng” ở Việt Nam nói riêng, ở Đông Dương nói chung. Những biện pháp được gọi là “chống khủng hoảng”, chính quyền thực dân hi vọng sẽ đưa được nền kinh tế Đông Dương thoát ra khỏi khủng hoảng, thế nhưng khủng hoảng vẫn cứ diễn ra dai dẳng.

Trong thời kỳ khủng hoảng, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Lúa gạo, sản phẩm chính của Việt Nam sụt giá ghê gớm. Năm 1929 giá một tạ gạo là 11.58 đồng, năm 1933 chỉ còn 3.3 đồng. Diện tích đất bỏ hoang năm 1930 là 200.000 ha, năm 1933 lên tới 500.000 ha.

Trong sản xuất công nghiệp, hầu hết các ngành đều bị đình đốn. Nhất là công nghiệp khai khoáng. Các ngành thương nghiệp, tài chính, giao thông vận tải… đều bị suy giảm nghiêm trọng.

48

Khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các ngành tài chính, cũng không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp kinh doanh của các nhà tư bản thực dân, mà còn làm cho đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân điêu đứng, đời sống kinh tế, chính trị toàn xứ thuộc địa bị đảo lộn. Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội mà khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 gây nên cho các nước thuộc địa và phụ thuộc nói chung, Việt Nam nói riêng, là làm tăng thêm mức nghèo khổ của những người lao động. Nó làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo đói, thất nghiệp của công nhân, viên chức, nông dân, thợ thủ công, nhà buôn nhỏ và điền chủ nhỏ người Việt. Do vậy, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp. Mâu thuẫn đó đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-

1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Năm 1930, Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam

đươ ̣c thành lập cùng với đường lối tiên phong của mình đã soi đường chỉ lối cho nhân dân ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc phong kiến.

49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. An Nam tạp chí, số 18 (3-1-1931).

2. Nguyễn Hải Âu, (1945), Kinh tế thế giới 1929 - 1934, Hàn Thuyên phát hành.

3. Đỗ Thanh Bình, (2008), Lịch sử thế giới hiện đại, quyển 1, NXB Đại học sư

phạm.

4. Ngô Công, (1955), Bạc Đồng và bạc giấy, Tạp chí Tri Tân HN.

5. Trần Bá Đệ, (2008), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

6. Trần Bá Đệ, (2008), Lịch sử Việt Nam 1930 - 1945, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

7. Vũ Thị Minh Hương, (2002), Nội thương Bắc kỳ 1919 - 1939, Luận án tiến

sĩ, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Khánh, (2000), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc

địa 1858 - 1945, NXB Đại học Quốc gia.

9. Đinh Xuân Lâm, (2009), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, nhà xuất bản

Giáo dục Việt Nam.

10. Lịch sử hiện đại (Tập 1), từ 1917 - 1939, NXB Sự thật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Trần Huy Liệu, (1956), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt

Nam, tập 6, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa.

12. Trần Huy Liệu, (1956), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt

Nam, tập 8, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa.

13. Nam Phong số 167, tháng 11 và 12 - 1937.

14. Nguyễn Quang Ngọc, (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB giáo dục

Việt Nam.

15. Dương Trung Quốc, (2005), Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1919 -

1945), nhà xuất bản giáo dục.

16. Phạm Đình Tân, (1959), Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp

50

17. Nguyễn Anh Thái, (1978), Lịch sử thế giới hiện đại (1929 - 1945), Quyển I,

tập II, NXB giáo dục.

18. Nguyễn Anh Thái, (1999), Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển A, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

19. Tạ Thị Thuý, (2001), Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc kỳ 1919 - 1945,

NXB thế giới.

20. Tạ Thị Thuý, Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng 1929 -

1935, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8 năm 2010, Viện Sử học.

21. Tạ Thị Thuý, Chính sách thuộc địa của Pierre Pasquier ở Việt Nam đầu những

năm 30, thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 3, 2011, Viện Sử học.

22. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, (1932 - 1934), (1999), NXB chính trị Quốc gia.

23. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, (1935), (1999), NXB chính trị Quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI

24. Henri Claude, Từ khủng hoảng kinh tế đến chiến tranh thế giới thứ hai,

NXB Đại học Vụ.

Một phần của tài liệu nền kinh tế việt nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935) (Trang 48 - 55)