5. Kết cấu khoá luận
3.2.3. Giai cấp tư sản
Trên cơ sở mở rộng và phát triển nhanh chóng về thế lực kinh tế, giai cấp tư sản Việt Nam đã thực sự trở thành một giai cấp xã hội vào những năm sau Chiến tranh thứ nhất. Tuy nhiên do tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội mới, nên trong thời kỳ khủng hoảng, giai cấp tư sản tiếp tục phân hóa thành hai tuyến: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Bộ phận tư sản mại bản ngày càng đông đảo thêm cùng với tốc độ đầu tư của tư bản Pháp. Tuy nhiên, do chính sách kìm hãm của chính quyền thuộc địa nên giai cấp này không có khả năng phát triển lên được.
Giai cấp tư sản dân tộc bị cuộc khủng hoảng kinh tế giáng những đòn nặng nề, lại bị đế quốc chèn ép không ngóc đầu lên được. Bản thân họ có mâu thuẫn với đế quốc nhưng vì bị lệ thuộc nên không dám đấu tranh . Trong khi đó họ lại sợ cách mạng nên sinh ra hoang mang. Một bộ phận trong họ có ảo tưởng trông vào những cải cách của chính quyền thực dân. Nhưng một bộ phận khác cũng thấy được bản chất của vấn đề hơn, đã đứng lên chống lại và trong một số hoạt động cụ thể họ đã đứng về phía dân chúng như trong cuộc đấu tranh chống độc
42
quyền của Ngân hàng Đông Dương nổ ra ở Nam Kỳ trong những năm 1932,1933,1934.
Bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) thế lực kinh tế của Tư sản Việt Nam ngày càng giảm sút. Đây là thời kỳ Tư sản Việt Nam bị phá sản và phân hóa mạnh. Yếu tố tư bản tăng lên, yếu tố dân tộc giảm xuống, xu hướng địa chủ hóa tăng lên trong giai cấp tư sản. Trong khi thế lực của Tư sản dân tộc ngày càng giảm sút, thì bộ phận tư sản mại bản vẫn gia tăng. Tuy nhiên do chính sách kìm hãm của chính quyền thuộc địa nên tư sản Việt Nam vẫn không có khả năng phát triển lên được.